Các nguyên tắc và các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Các nguyên tắc đặt tên doanh nghiệp? Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp?

Đặt tên cho doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là hình ảnh giúp thu hút khách hàng và là đặc trưng để nhận diện với các doanh nghiệp khác. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định rõ về các nguyên tắc cũng như các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp. Vậy các nguyên tắc và các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp được thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Các nguyên tắc và các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp”

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý:

+ Luật doanh nghiệp 2020.

+ Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

1. Các nguyên tắc đặt tên doanh nghiệp. 

–  Tên doanh nghiệp còn có thể hiểu là tên gọi của Doanh nghiệp được ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh, tên doanh nghiệp chủ yếu để phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh. Việc đặt tên doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

– Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố : (i) Thành tố thứ nhất, tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân; (ii) thành tố thứ hai, Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu”.

– Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp còn có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

– Lưu ý, khi đặt tên doanh nghiệp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài cũng được quy định không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Quy định này được áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

– Cùng với những yêu cầu trong đặt tên doanh nghiệp như trên, Khoản 02 điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 còn quy định các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký để người thành lập cần tránh khi đặt tên cho doanh nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, khi đặt tên doanh nghiệp còn cần lưu ý : tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tô chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc và tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 còn quy định về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện” Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp còn có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”. Riêng đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

– Sau khi tên doanh nghiệp, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được đăng ký và trước khi đi vào hoạt động thì tên doanh nghiệp, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Còn tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành”.

Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nếu doanh nghiệp đổi tên công ty thì doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Lưu ý khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên doanh nghiệp cần phải thực hiện theo đúng quy định về đặt tên doanh nghiệp và trong thời hạn 10 kể từ ngày có thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo nội dung thay đổi tên của doanh nghiệp cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Việc thông báo thay đổi tên của doanh nghiệp cho Phòng Đăng ký kinh doanh nhằm mục đích để cơ quan có thẩm quyền cập nhật những thay đổi của doanh và nắm được mọi biển động của doanh nghiệp

2. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.

Tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, theo đó, khi đặt tên cho doanh nghiệp sẽ không được vi phạm vào những điều cấm như sau:

+ Thứ nhất,  không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp 2020.

Nếu trường hợp tên doanh nghiệp dự kiến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” Nếu tên doanh nghiệp dự kiến bị trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký thì khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp”. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký đổi tên và được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên đã đăng ký 

+ Thứ hai, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Bởi nếu dùng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp sẽ gây đến những sự nhầm lẫn, trùng lặp với tên của những tổ chức đơn vị này. Nếu trong trường hợp không có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó thì chủ doanh nghiệp sẽ không được sử dụng để đặt tên cho doanh nghiệp, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật như đã nêu ở trên. 

+ Thứ ba, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vốn dĩ, những ký hiệu có liên quan đến truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức thuần phong mỹ tục của dân tộc là những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc và tuyệt đối không được vi phạm cũng như không được biến tấu hoặc xuyên tạc, sử dụng những từ ngữ, ký hiệu có liên quan mà lại vi phạm vào những nét đẹp truyền thống đó. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com