Các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

Các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu? Các phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất?

Đối với từng gói thầu khác nhau thì sẽ có những phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thầu khác nhau theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định. Việc lựa chọn một trong những phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để nhằm có sự phù hợp và đạt hiệu quả cao đối với từng gói thầu khác nhau. Vậy các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất bao gồm những phương pháp nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất”

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: Luật đấu thầu 2013.

1. Các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu.

Tại Chương 4 Luật đấu thầu 2013 quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, xét duyệt trúng thầu, theo đó:

*  Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp, hỗn hợp( được quy định tại Điều 39 Luật đấu thầu 2013). Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp bao gồm có ba phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, đó là: phương pháp giá thấp nhất, phương pháp giá đánh giá, phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.

– Thứ nhất, phương pháp giá thấp nhất:

+ Đối tượng áp dụng: theo quy định của pháp luật, phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với những gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ( trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu).

+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với phương pháp giá thấp nhất  bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu.

+ Căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu: đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

– Thứ hai, phương pháp giá đánh giá:

+ Đối tượng áp dụng: theo quy định của pháp luật, phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình.

+  Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối phương pháp giá đánh giá bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

+ Căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu: căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng để đánh giá hồ  sơ nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất ( đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật ).

+ Các yếu tố khác: các yếu tố khác trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu có các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm những yếu tố như sau: (1)chi phí cần thiết để vận hành, (2) bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, (3) lãi vay, (4) tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, (5) uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác.

– Thứ ba, phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

+ Đối tượng áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá theo quy định của pháp luật.

+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá bao gồm những tiêu chuẩn sau: (1) tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển ( Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt), tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật,(Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt.), (2) tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp, (3) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá(  Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều này sử dụng phương pháp chấm điểm)

+ Căn cứ để lựa chọn nhà thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: Khi áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng.

* Lưu ý: phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật khi sử dụng phương pháp chấm điểm.

* Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, cũng như gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp, hỗn hợp thì gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cũng có những phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu khác nhau mà pháp luật đã quy định, theo đó có bốn phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với loại gói thầu này:

– Thứ nhất, phương pháp giá thấp nhất( đối với nhà đầu tư là tổ chức):

+ Đối tượng áp dụng: đối với những tổ chức thì có thể lựa chọn áp dụng phương pháp này đối với những gói thầu tư vấn đơn giản.

+ Tiêu chuẩn đánh giá: tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với nhà thầu đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cũng như vượt qua các bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), nhà thầu nào có giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất.

– Thứ hai, phương pháp giá cố định ( đối với nhà đầu tư là tổ chức):

+ Đối tượng áp dụng: đối với những tổ chức thì có thể lựa chọn áp dụng phương pháp này đối với những gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác định cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu.

+ Tiêu chuẩn đánh giá: tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đó là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Ở phương pháp này thì tiêu chí tiên quyết đó là kỹ thuật do đó, nhà thầu nào có điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được xếp thứ nhất.

+ Căn cứ tính điểm: căn cứ tính điểm được thực hiện dựa trên những hồ sơ dự thầu đã vượt qua những bước đánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để so sánh, xếp hạng.

– Thứ ba, phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá ( đối với nhà đầu tư là tổ chức):

+ Đối tượng áp dụng: đối với những tổ chức thì có thể lựa chọn áp dụng phương pháp này đối với những gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu.

+ Tiêu chuẩn đánh giá: tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu đó là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp( theo đó, tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá.). Tuy nhiên, khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%.

+ Căn cứ lựa chọn nhà thầu: qua quá trình đánh giá, chấm điểm thì nhà thầu nào có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

– Thứ tư, phương pháp dựa trên kỹ thuật( đối với nhà đầu tư là tổ chức):

+ Đối tượng áp dụng: đối với những tổ chức thì có thể lựa chọn áp dụng phương pháp này đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù.

+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù đó là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

+ Căn cứ lựa chọn nhà thầu: qua quá trình đánh giá, chấm điểm thì nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất và được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính làm cơ sở để thương thảo hợp đồng theo quy định của pháp luật.

* Lưu ý: Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật.

 – Do đó, có thể thấy ở mỗi phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu khác nhau thì sẽ có những tiêu chí và những căn cứ để lựa chọn khác nhau, tuy nhiên nhìn chung những phương pháp lựa chọn nhà thầu đối với gói dịch vụ tư vấn thì đều được áp dụng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và được sử dụng với phương pháp chấm điểm, khi đó, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải được xây dựng phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật, trừ trường hợp khác được quy định.

2. Các phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất.

Theo quy định của pháp luật, phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất trong chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo phương pháp giá thấp nhất được quy định tại Điều 39 Luật đấu thầu 2013. Theo đó:

+ Đối tượng áp dụng: theo quy định của pháp luật, phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với những gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ.

+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với phương pháp giá thấp nhất  bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu.

+ Căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu: Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất, đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com