Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề

Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề? Vi phạm các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị xử lý không?

Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề được đặt ra là nội dung được pháp luật điều chỉnh. Với những yêu cầu và đòi hỏi nhất định tạo thành những quy tắc ứng xử chung cho toàn ngành. Vậy các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề bao gồm những nội dung nào và bản chất ra sao? Công ty Luật LVN Group chúng tôi sẽ đề cập và làm rõ các quy tắc ứng xử này cùng bạn đọc.

Cơ sở pháp lý:

Luật Kiến trúc năm 2019.

“Quy tắc ứng xử nghề nghiêp của kiến trúc sư hành nghề”, ban hành kèm Quyết đinh số 01/QĐ-KTSVN ngày 12/01.2021 của Hội kiến trúc sư Việt Nam.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề

Kiến trúc sư cần phải tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Đây là môt nội dung quan trọng được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam và các văn bản có giá trị đi kèm. Căn cứ theo quy định tại Điều 22. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề Luật Kiến trúc năm 2019 được quy định cụ thể như sau:

Điều 22. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề

1. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Nguyên tắc hành nghề;

b) Cạnh tranh trong hành nghề;

c) Bảo đảm quyền bình đẳng giới;

d) Quyền sở hữu trí tuệ;

đ) ng xử nghề nghiệp đốvới đng nghiệp và khách hàng.

2. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.

3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.”

Căn cứ theo điều luật chúng tôi đưa ra như trên, pháp luật có quy định 05 quy tắc ứng xử, chúng ta có thể hiểu các nội dung trên như sau:

Thứ nhất, về Nguyên tắc hành nghề.

Khi thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, các cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ kiến trúc cần bảo đảm nguyên tắc hành nghề. Trước tiên, đó là các nguyên tắc trong Tuân thủ pháp luật, bao gồm cả tuân thủ Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động hành nghề.

Với tính chất của nghề kiến trúc đòi hỏi tính sáng tạo trong một môi trường chuyên nghiệp, cùng lối làm việc khoa học trên tinh thần cầu toàn, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao nhất gửi đến khách hàng. Do đó, trong hành nghề, Kiến trúc sư phải thể hiện sự trung thực, chuyên nghiệp, biết lắng nghe để đem đến dịch vụ và sản phẩm có chất lượng cao nhất. Điều này tạo nên giá trị của cá nhân Kiến trúc sư hay góp phần tạo thế mạnh và tiềm năng phát triển, vị thế cho tổ chức hành nghề kiến trúc.

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong nguyên tắc hành nghề của Kiến trúc sư là Đảm bảo hành nghề một cách hợp pháp. Điều này được thể hiện thông qua hành vi của họ trong thời gian hoạt động nghề nghiệp và được quy định chi tiết trong Quyết định Số 01/QĐ-KTSVN ngày 12/01/2021 của Hội Kiến trúc sư Việt Nam về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề. Theo đó:

“Không lợi dụng chức danh và chữ kí của mình để trực tiếp hay gián tiếp hậu thuẫn cho các hoạt động hành nghề kiến trúc bất hợp pháp của những người hay tổ chức không đủ điều kiện hành nghề theo quy định pháp luật.”.

Kiến trúc sư là một ngành nghề cần trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản. Trong khi hậu quả là không thể lường được khi nghề nghiệp này bị lợi dụng cho một ý đồ xấu. Do đó, với sứ mệnh nghề nghiệp, hoạt động này cần được thực hiện một cách minh bạch, người thực hiện hoạt động phải có chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của nghề.

Thứ hai, về Cạnh tranh trong hành nghề.

Hành động cạnh tranh trong hành nghề được cho phép khi hoạt động này tạo ra mục đích tốt đẹp, thúc đẩy tính sáng tạo và nâng cao giá trị nghề nghiệp; Do đó, hoạt động cạnh tranh phải diễn ra một cách lành mạnh trên tinh thần các quy định của Pháp luật và đúng với hệ thống Quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh dưới bất kì hình thức nào đều không được pháp luật cho phép. Do đó, cần nói không với các thử đoạn như hạ phá giá, cố tình hạ thấp hay bôi nhọ danh dự, uy tín của người khác ,v.v… để tranh dành khách hàng với đồng nghiệp; Kiến trúc sư và tổ chức hành nghề cần xác minh trước khi nhận hợp đồng với khách hàng nếu biết một công việc trước đó đã có hợp đồng với đồng nghiệp khác nhưng nay lựa chọn mình thay thế. Kiến trúc sư và tổ chức hành nghề chỉ nhận thực hiện công việc này khi khách hàng đã cung cấp tài liệu chấm dứt hợp đồng công việc với đồng nghiệp đó.

Thứ ba, về bảo đảm quyền bình đẳng giới.

Bình đẳng giới là quyền cơ bản dành cho công dân nói chung. Yêu cầu đặt ra là bảo đảm bình đẳng giới tại nơi làm việc và có các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ và hỗ trợ giới theo quy định của pháp luật. Đây là quyền pháp luật trao cho công dân, do vậy mà các cá nhân khác cần tôn trọng để quyền này được thực hiện. Với nghề Kiến trúc sư, trong môi trường chuyên nghiệp và nhiều đòi hỏi cao về quy tắc ứng xử, quyền này cần được thực hiện một cách nghiêm túc để cho ra giá trị cao nhất.

Thứ tư, về quyền sở hữu trí tuệ.

Sản phẩm của kiến trúc là các sản phẩm trí tuệ, do đó mà quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả cần được tôn trọng. Tất cả các ý tưởng, phát minh, phác thảo của người khác đều phải được tôn trọng, không sao chép khi chưa có sự đồng ý của tác giả. Không tham gia chào giá, nộp đề xuất hoặc đấu thầu để thực hiện các bước thiết kế tiếp theo của Dự án có thi tuyển phương án kiến trúc khi tác giả của phương án trúng tuyển có đủ điều kiện năng lực theo quy định và nhận lời thực hiện các dịch vụ này; Được liên danh, liên kết với tác giả của phương án trúng tuyển để cùng thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi được yêu cầu.

Thứ năm,ng xử nghề nghiệp đốvới đng nghiệp và khách hàng.

Với đồng nghiệp, cần thể hiện thái độ tôn trọng và hợp tác. Đó là thái độ trong tôn trọng danh dự, uy tín và sản phẩm sáng tác của đồng nghiệp. Hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực và học hỏi ở những chuyên môn khác. Ngoài ra, cần xây dựng trách nhiệm và tạo điều kiện phát triển cho những nhân viên dưới quyền và cộng sự. Cung cấp điều kiện làm việc, môi trường và phúc lợi thỏa đáng, tạo động lực và khuyến khích nhân viên, cộng sự sáng tạo và đóng góp.

Với khách hàng, cần thể hiện thái độ lịch sự, trách nhiệm tận tâm, chuyên nghiệp trong trao đổi chuyên môn và mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt về dịch vụ. Đặc thù của nghề nghiệp đặt ra yêu cầu với tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật thông tin của khách hàng và những người liên quan. Cần lắng nghe và giải quyết lợi ích cho khách hàng trên cơ sở kiến thức nghề nghiệp. Có quyền và trách nhiệm tùư chối những yêu cầu cầu của khách hàng không phù hợp với Quy định pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích của các bên liên quan.

Như vậy, hoạt động hành nghề Kiến trúc sư đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với Kiến trúc sư , tạo ra quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Nếu tham gia hành nghề, bắt buộc Kiến trúc sư phải trong bị cho mình kiến thức pháp luật và thực hiện những yêu cầu đặt ra với đặc thù nghề nghiệp.

2. Vi phạm các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị xử lý không?

Đây là các quy tắc ứng xử trong nghề nghiệp được pháp luật quy định, do đó tính bắt buộc thực hiện cũng được đặt ra. Những vi phạm xảy ra phụ thuộc vào quy mô, tính chất và mức độ sẽ được các bên có liên quan đặt ra trình tự giải quyết. Với đối tượng được điều chỉnh bởi luật là các Kiến trúc sư hành nghề và các tổ chức hành nghề kiến trúc tại Việt Nam. Thẩm quyền quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề kiến trúc được trao cho Chính phủ. Như vậy, với những vi phạm nghiêm trọng do các Kiến trúc sư tiến hành đều sẽ bị pháp luật nghiêm cấm và có quy định xử lý cụ thể với hình thức mạnh nhất.

Quyết định Số 01/QĐ-KTSVN ngày 12/01/2021 của Hội Kiến trúc sư Việt Nam về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề  đã làm rõ hơn quyền và nghĩa vụ của Kiến trúc sư. Theo quy tắc 20 về Xử lý vi phạm, dựa trên những thông tin phản ánh nhận được, Hội Kiến trúc sư Việt Nam sẽ xem xét và yêu cầu người hoặc tổ chức bị phản ánh đứng ra giải trình. Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người bị phát hiện vi phạm không có hoặc không đủ bằng chứng để giải trình, Hội Kiến trúc sư Việt Nam sẽ thông báo tới các cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề xem xét xử lý theo quy định.

Như vậy, với vi phạm các nguyên tắc ứng xử nghề nghiệp xảy ra nghiêm trọng, biện pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư sẽ là hậu quả pháp lý được đặt ra. Trong khi một cá nhân hay tổ chức muốn hành nghề, một trong những điều kiện bắt buộc là phải được cấp Chứng chỉ hành nghề. Yêu cầu này đòi hỏi Kiến trúc sư phải là những người có trình độ, kinh nghiệm, yêu nghề và tâm huyết với công việc.

Trên đây là thông tin do công ty luật LVN Group chúng tôi cung cấp về nội dung “Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề” dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com