Các yếu tố cấu thành, hình phạt đối với tội phản bội tổ quốc theo BLHS - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Các yếu tố cấu thành, hình phạt đối với tội phản bội tổ quốc theo BLHS

Các yếu tố cấu thành, hình phạt đối với tội phản bội tổ quốc theo BLHS

Tội phản bội Tổ quốc là gì? Tội phản bội Tổ quốc tên tiếng Anh là gì? Các yếu tố cấu thành, hình phạt đối với tội phản bội tổ quốc? Chính sách xử lí các tội xâm phạm an ninh quốc gia?

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là nhóm tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội rất đặc biệt vì có khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội giữ vị trí quan trọng, có tính quyết định trong hệ thống các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Đó là an ninh quốc gia. Trong nhóm tội phạm này có tội phản bội Tổ quốc được quy định tại chương đầu tiên trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015.

1. Tội phản bội Tổ quốc là gì?

Tội phản bội Tổ quốc được quy định là hành vi của “ công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh”.

2. Tội phản bội Tổ quốc tên tiếng Anh là gì?

Tội phản bội Tổ quốc tên tiếng Anh là: “High treason”.

3. Các yếu tố cấu thành, hình phạt đối với tội phản bội tổ quốc?

Tội phản bội Tổ quốc được quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự 2015, theo đó:

Tội phản bội Tổ quốc

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

3.1. Dấu hiệu pháp lý

Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc được quy định là công dân Việt Nam – người có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt là đang cư trú tại Việt Nam hoặc đang định cư ở nước ngoài.

Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc chỉ có thể là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội. Đó là người có quốc tịch Việt Nam, có thể là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam hoặc có thể là người có nhiều quốc tịch trong đó có quốc tịch Việt Nam. Họ có thể sinh sống tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Người không phải là công dân Việt Nam (người nước ngoài, người không có quốc tịch) không phải là chủ thể của tội phản bội Tổ quốc. Việc xác định người nước ngoài, người không có quốc tịch có thể coi là đồng phạm với vai trò tổ chức, xúi giục, giúp sức trong tội phản bội Tổ quốc hiện còn có ý kiến khác nhau.

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

– Cấu thành tội phạm của tội phản bội Tổ quốc đòi hỏi chủ thể có hành vi câu kết với nước ngoài. Theo Từ điển tiếng Việt, câu kết được hiểu là sự “hợp thành phe cánh để cùng thực hiện âm mưu xấu xa”. Từ đó, có thể hiểu câu kết với nước ngoài là hành vi liên kết, hợp sức với nước ngoài, có thể là cá nhân hay nhóm người không phải là công dân Việt Nam hay có thể là một tổ chức nước ngoài hay cũng có thể là nước ngoài với tính chất là một nhà nước.

– Sự câu kết giữa người phạm tội với nước ngoài có các hành vi cụ thể như: Cùng bàn bạc về thể được thế hiện qua đồ và kế hoạch gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống ý nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cho lực lượng quốc phòng, chế độ Xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh hoặc cùng bàn bạc, thống nhất về tài trợ của nước ngoài cho người phạm tội trong việc chuẩn bị, trong việc thực hiện kế hoạch gây nguy hại nói trên; v.v.. Sự câu kết cũng có thể được thể hiện qua chính hành vi nhận sự tài trợ nói trên trên thực tế như nhận tài trợ tài chính, nhận tài trợ vũ khí, phương tiện kĩ thuật v.v..

– Người phạm tội có hành vi câu kết với nước ngoài. Thuật ngữ “nước ngoài” được hiểu là tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội hay cá nhân nước ngoài; câu kết với nước ngoài được hiểu là sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nước ngoài nhằm chống lại Tổ quốc. Người phạm tội câu kết với nước ngoài, dưới những hình thức cụ thể sau đây:

– Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chính trị, chủ trương, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

– Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vật chất, phi vật chất như tiền bạc, vũ khí, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, lương thực thực phẩm, khoa học, công nghệ…để chống lại Tổ quốc.

– Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay, tạo điều kiện cho nước ngoài chống lại Tổ quốc.

Dù được thực hiện dưới hình thức nào, về thực chất, người thực hiện hành vi phản bội Tổ quốc chỉ là tay sai cho nước ngoài, được nước ngoài sử dụng như công cụ chống lại Tổ quốc mình.

Tội phản bội Tổ quốc có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, không phải là dấu hiệu định tội mà là dấu hiệu định khung hình phạt.

Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Hành vi câu kết cũng đã thể hiện lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Do vậy, dấu hiệu lỗi được quy định ở tội phạm này được hiểu là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện.

Mục đích phạm tội được quy định là mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cho lực lượng quốc phòng, chế độ Xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người phạm tội thực hiện hành vi nêu trên nhằm chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước. Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

3.2. Hình phạt

“…bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.

– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

– Khung hình phạt giảm nhẹ có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Chính sách xử lí các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Điều 12 Luật an ninh quốc gia đã xác định rõ chính sách xử lí các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia. Theo đó, việc xử lí các hành vi này cần tuân thủ các nguyên tắc xử lí được áp dụng chung cho tất cả các tội phạm sau:

– Nguyên tắc xử lí kịp thời và nghiêm minh;

– Nguyên tắc xử lý nghiêm trị kết hợp với khoan hồng.

– Theo nguyên tắc thứ nhất, tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều phải được xử lý kịp thời. Tuân thủ nguyên tắc này là điều kiện cần thiết đảm bảo tính hiệu quả của đấu tranh chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phát huy được tối đa tác dụng phòng ngừa của các biện pháp xử lí. Khi thực hiện việc xử lý kịp thời vẫn phải đảm bảo tính nghiêm minh.

– Nhận thấy, các tội xâm phạm an ninh quốc gia là loại tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội rất đặc biệt do đó, việc xử lý hình sự các tội phạm về xâm phạm an ninh quốc gia cần phải tuân thủ những quy định của  pháp luật một cách rõ ràng, công khai, minh bạch, đảm bảo tính bình đẳng trước pháp luật tất cả những người phạm tội, không có sự phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài; giữa những người có đặc điểm nhân thân khác nhau. Tiếp đó, việc xử lý các tội xâm phạm an ninh quốc gia cần có sự xác định về trách nhiệm hình sự theo hướng trừng trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối… để có những biện pháp xử lý phù hợp và nhằm răn đe, ngăn chặn triệt để về loại tội phạm nghiêm trọng này

– Từ nguyên tắc xử lí chung như trên, BLHS Việt Nam quy định hình phạt có thể được áp dụng cho người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia như sau:

– Hình phạt chính có thể được áp dụng là hình phạt tù có thời hạn, hình phạt tù chung thân hoặc hình phạt tử hình.

– Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là hình phạt tước một số quyền công dân, hình phạt quản chế, hình phạt cấm cư trú, hình phạt tịch thu tài sản..

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com