Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe là thật hay giả nhanh? Cách phân biệt giữa bằng lái xe thật và bằng lái xe giả chính xác nhất?
Lái xe ở Việt Nam có vẻ là điều không tưởng ngay khi bạn đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên nhưng sau một vài ngày, trải nghiệm sẽ quá hấp dẫn để bạn không thể tránh khỏi. Trên thực tế, lái ô tô, xe máy hay thậm chí là đi xe đạp sẽ mang lại cho bạn nhiều hứng thú hơn mà bạn có thể tưởng tượng: bạn có thể nhìn thấy Việt Nam theo cách của BẠN. Một trong những mối quan tâm phổ biến nhất sau đó là – liệu giấy phép lái xe của bạn có đủ yêu cầu pháp lý không? Giấy phép lái xe là thật hay giả?
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Giấy phép lái xe là gì?
Giấy phép lái xe là giấy ủy quyền hợp pháp hoặc tài liệu chính thức xác nhận sự ủy quyền đó cho một cá nhân cụ thể để điều khiển một hoặc nhiều loại phương tiện cơ giới – chẳng hạn như xe máy, ô tô, xe tải hoặc xe buýt – trên đường công cộng. Giấy phép như vậy thường bằng nhựa và có kích thước bằng thẻ tín dụng.
Trong hầu hết các hiệp định quốc tế, từ “giấy phép lái xe” được sử dụng, chẳng hạn như trong Công ước Viên về Giao thông Đường bộ.
Các luật liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe khác nhau giữa các khu vực pháp lý. Ở một số khu vực pháp lý, giấy phép được cấp sau khi người nhận đã vượt qua bài kiểm tra lái xe, trong khi ở những khu vực khác, một người có được giấy phép của họ trước khi bắt đầu lái xe. Các loại giấy phép khác nhau thường tồn tại cho các loại xe cơ giới khác nhau, đặc biệt là xe tải lớn và xe chở khách. Độ khó của bài kiểm tra lái xe khác nhau đáng kể giữa các khu vực pháp lý, cũng như các yếu tố như tuổi tác và mức độ yêu cầu của năng lực và thực hành.
Phân hạng Giấy phép lái xe tại Việt Nam
1. Giấy phép lái xe A1 cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Giấy phép lái xe A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho GPLX A1. Vậy GPLX A2 được điều khiển tất cả các loại xe mô tô 2 bánh tại Việt Nam hiện nay từ xe có phân khối thấp đến cao, đến các loại xe có phân khối khủng nhưng 1000cc hay 2000cc…
3. Giấy phép lái xe A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho GPLX A1 và các xe tương tự.
4. Giấy phép lái xe A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Giấy phép lái xe B1: gồm 2 loại là B1 và B11.
6. Giấy phép lái xe B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Giấy phép lái xe hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Giấy phép lái xe hạng D cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Giấy phép lái xe hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Bất kỳ ai trong độ tuổi hợp pháp tại Việt Nam muốn lái xe có dung tích động cơ từ 50cc trở lên phải có giấy phép lái xe Việt Nam. Xe mô tô, xe tay ga có dung tích máy dưới 50cc không cần phải có giấy phép lái xe và được phép hoạt động nếu người điều khiển từ đủ 16 tuổi trở lên.
Nếu người nước ngoài không có giấy phép hợp lệ của nước ngoài hoặc nếu họ muốn có thêm chứng thực, chẳng hạn như giấy phép cho phép điều khiển cả ô tô và mô tô, thì thủ tục để có được giấy phép lái xe Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với chuyển đổi giấy phép nước ngoài sang giấy phép Việt Nam.
Người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký giấy phép lái xe Việt Nam nếu họ có hộ chiếu hợp lệ và thẻ cư trú hoặc thị thực có thời hạn không dưới ba tháng hoặc ở một số tỉnh, thời hạn không dưới sáu tháng. Người đăng ký cấp giấy phép lái xe mới tại Việt Nam sẽ phải vượt qua cả bài thi viết và bài thi thực hành.
2. Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe là thật hay giả nhanh:
2.1. Kiểm tra bằng lái xe qua website mới của Bộ GTVT:
Các bước thực hiện tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả bằng cách 1 cụ thể như sau
Bước 1: Truy cập website https://hosogplx.com
Bước 2: Nhập số GPLX và Nhập Capcha (Bắt buộc)
Bước 3: Bấm Tra cứu và chờ trong giây lát để xem kết quả
Kết quả trả về sẽ thuộc một trong những trường hợp dưới đây
Trường hợp 1: Mọi thông tin hiển thị gồm họ tên, ngày sinh, quốc tịch, số CMND, nơi thường trú, nơi cư trú,… đều chính xác, khớp với thông tin trên bằng lái xe thì giấy phép lái xe của bạn là thật. Bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng. Sau này nếu chẳng may bị mất thì chỉ cần làm lại mà không phải thi nữa.
Trường hợp 2: Thông tin hiển thị và thông tin trên giấy phép lái xe không khớp với nhau thì bằng lái xe của bạn chắc chắn là bằng giả nhé.
Trường hợp 3: Kết quả trả về báo “Không tin thấy số giấy phép lái xe đã nhập” thì có thể
– Do bạn đã nhập sai số giấy phép lái xe, bạn hãy kiểm tra lại thông tin
– Do giấy phép lái xe của bạn là loại cũ, đã thi từ rất lâu, vì thế chưa được cập nhật. Bạn cần liên hệ với sở GTVT đã cấp bằng và làm theo thủ tục để được cập nhật thông tin lên hệ thống
– Do giấy phép lái xe là giấy phép lái xe giả, trường hợp này thì bản thân bạn là người rõ nhất, nếu trước kia bạn mua bằng hoặc thi sát hạch bao đỗ thì tỉ lệ bằng giả là rất cao
2.2. Kiểm tra giấy phép lái xe qua website cũ của Bộ GTVT:
Cách thứ 2 để kiểm tra bằng lái xe được thực hiện theo 5 bước dưới đây
Bước 1: Truy cập website https://gplx.gov.vn/
Bước 2: Lựa chọn loại giấy phép lái xe bạn đang dùng
– Giấy phép lái xe thẻ pet (có thời hạn) áp dụng cho các hạng bằng A4, B1, B2, C, D, E, FC, FD, FE
– Giấy phép lái xe thẻ pet (không có thời hạn) áp dụng cho các hạng bằng A1, bằng A2, bằng A3
– Giấy phép lái xe cũ (làm bằng giấy bìa) áp dụng cho tất cả các hạng bằng loại cũ bằng giấy, chưa đổi lên loại mới thẻ PET
Bước 3: Nhập số giấy phép lái xe và ngày tháng năm sinh
– Giấy phép lái xe thẻ pet nhập theo dạng yyyyMMdd (nhập năm -> tháng -> ngày), ví dụ: 19960405
– Giấy phép lái xe thẻ giấy chỉ cần nhập năm sinh, ví dụ: 1996
Bước 4: Nhập mã bảo vệ
Bước 5: Bấm Tra cứu
Kết quả trả về cũng chia ra 3 trường hợp tương tự như cách 1
2.3. Cách tra cứu giấy phép lái xe qua SMS:
Chỉ cần soạn tin theo cú pháp TC [dấu cách] [số GPLX] [Số Seri] gửi tới số 0936.081.778 hoặc 0936.083.578 với cước phí từ 500 – 2000 đồng tuỳ từng nhà mạng, bạn cũng có thể dễ dàng kiểm tra giấy phép lái xe của mình trong trường hợp không có kết nối internet.
2.4. Tra cứu bằng lái bằng mắt thường:
Những cách vừa đề cập phía trên đều là lấy thông tin trên bằng để kiểm tra giấy phép lái xe thật giả. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra giấy phép lái xe bằng mắt thường để nhận biết giấy phép lái xe của mình là thật hay giả, cách này chỉ áp dụng được với bằng lái xe loại thẻ PET. Tuy nhiên, do kiểm tra bằng mắt nên độ chính xác không đảm bảo tuyệt đối 100%. Một số đặc điểm để bạn có thể nhận dạng như
– Bằng thật sẽ có tem dán hình tròn ở góc phía dưới, bên phải, mặt sau của bằng khi nhìn nghiêng sẽ thấy lấp lánh trên tem
– Bằng thật sẽ có số thứ 4 và số thứ 5 trên số giấy phép lái xe sẽ trùng với năm trúng tuyển. Ví dụ: nếu bạn trúng tuyển vào năm 2021 thì số GPLX của bạn có dạng ***21******
Đặc biệt, có những trường hợp thông tin trên bằng đều chính xác, khớp với thông tin có trên hệ thống của Tổng cục đường bộ, nhưng phôi bằng sử dụng lại là bằng giả. Nguyên nhân xảy ra có rất nhiều, ví dụ như bằng thật của bạn đã bị CSGT lập biên bản và giữ, bạn làm 1 bằng giả với thông tin y hệt để dùng, bản thân bạn là người rõ nhất.
Như vậy, đối với những chủ thể có Giấy phép lái xe những chưa biết được giấy phép lái xe của mình là thật hay giả thì có thể thực hiện 4 cách mà tác giả đã nêu ra ở trên để kiểm tra xem Giấy phép lái xe của mình là thật hay giả. Đồng thời cũng giúp cho việc lưu thông trên đường của các chủ thể có Giấy phép lái xe là thật cũng thuận tiện hơn và tránh được các vấn đề về pháp lý.