Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình

Di dời công trình xây dựng ? Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình?

Hiện nay công trình xây dựng đang ngày được chú trọng phát triển do nhu cầu của con người và xây dựng phục vụ nhu cầu cộng đồng ngày càng nhiều, trong thực tế có những trường hợp công trình trong thời gian tiến hành công trình phải di dời từ vị trí này đến vị trí khác thì cần đảm bảo thực hiện đúng quy định và phải có giấy phép thực hiện việc di dời này. Vậy cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình được thực hiện như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý:

Luật xây dựng 2014

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Di dời công trình xây dựng

Căn cứ theo quy định tại điều 117. Di dời công trình xây dựng luật xây dựng 2014 quy định cụ thể:

1. Việc di dời công trình xây dựng từ vị trí này đến vị trí khác phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo đảm giữ nguyên kiến trúc đối với công trình có yêu cầu cần phải bảo tồn.

2. Khi di dời công trình xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình phải có giấy phép di dời công trình xây dựng.

3. Nhà thầu thực hiện di dời công trình xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình được di dời và các công trình lân cận, bảo vệ môi trường.

Như chúng ta đã biết thì công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế theo quy định để đamt bảo an toàn cho công trình xây dựng. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Theo đó rong các trường hợp thực hiện như công trình xây dựng muốn di dời đến một địa điểm khác, nhà đầu tư cần phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp Giấy phép di dời công trình theo quy định và chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình phải đảm bảo thực hiện dúng quy định này.

Như vậy theo quy định của pháp luật đề ra thì di rời công trình xây dựng trong những trường hợp cụ thể phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục pháp luật đề ra, khi di rời công trình cần lưu ý các điểm như về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến, các giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực và giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận, bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời, tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình.

2. Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình

1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tỉnh . Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra danh mục hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy biên nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

– Bước 2: Phòng chuyên môn thụ lý và xử lý theo quy định của pháp luật, trình UBND tỉnh quyết định.

– Bước 3: Nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Trường hợp đến nhận thay thì phải có giấy ủy quyền (có xác nhận của cơ quan hoặc UBND cấp xã) và giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền.

2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

3. Thành phần, số l­ượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu (đính kèm);

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới tỷ lệ 1/50 – 1/500;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính phương án di dời gồm:

+ Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;

+ Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tư­ợng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Sở Xây dựng

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.

8. Lệ phí (nếu có): Có

Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: 130.000 đồng/giấy phép.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có

Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo phụ lục số 1 kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BXD ngày 30/6/2016;

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có

– Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

– Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng 2014.

– Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

– Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư;

– Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

12. Yêu cầu chung đối với công trình xây dựng di rời như sau:

– Đối với công trình trong đô thị:

+ Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

Kết luận: từ các nội dung chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy di dời công trình nằm trong phần giấy phép xây dựng và khi công trình xây dựng muốn di dời đến một địa điểm khác, nhà đầu tư cần phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp Giấy phép di dời công trình. Pháp luật hiện hành đã quy định rõ ràng về hồ sơ xin di dời công trình, thủ tục di dời công trình thực hiện theo các bước gồm có các bước như nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ và trả kết quả cấp phép di dời công trình và các bước phải thực hiện theo đúng trình tự và quy định mà pháp luật đề ra.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, hi vọng thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com