Chấp nhận giao kết hợp đồng là gì? Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng? Im lặng có được xem là đồng ý khi đề nghị giao kết hợp đồng? Giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng? Thay đổi, rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết? Một số loại hợp đồng phổ biến hiện nay?
Hợp đồng là căn cứ để xác định việc thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ giữa các bên và các vấn đề liên quan. Hợp đồng có thể xác lập bằng nhiều hình thức khác nhau như lời nói, văn bản, hành vi.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Dân sự 2015;
1. Chấp nhận giao kết hợp đồng là gì?
Điều 393 BLDS quy định thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung, điều kiện quy định trong hợp đồng theo lời đề nghị của bên đề nghị giao kết hợp đồng.
Chấp nhận giao kết hợp đồng tiếng Anh là “Accept to enter into a contract“
Một số thuật ngữ có liên quan
Cancellation – sự hủy bỏ
The cancellation of her flight caused her problems for the rest of the week. (Việc hủy bỏ chuyến bay của cô ấy là nguyên nhân khiến vấn đề của cô ta dời vào những ngày còn lại trong tuần.)
Bill of lading – vận đơn
A bill of lading is a very important issue when making shipments (Một vận đơn là một vấn đề rất quan trọng khi thực hiện các chuyến hàng.)
Fulfil – Hoàn thành (trách nhiệm)
Noparty fulfils all the criteria for this agreement (Không bên nào thỏa mãn tất cả các tiêu chí cho hợp đồng này)
Null and void – Không có giá trị pháp lý, không ràng buộc
2. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 397 của Bộ luật dân sự như sau:
“Điều 394. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
3. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.”
Như vậy, chúng ta có thể thấy về thời hạn giao kết là do các bên tự thỏa thuận với nhau lựa chọn khoảng thời gian phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Việc trả lời giao kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bởi nó liên quan đến hoạt động kinh doanh, đồng thời vì việc trả lời chỉ có hiệu lực trong thời gian nhất định và sau đó hết thời hạn thì có thể sẽ không thể thực hiện giao kết hợp đồng được nữa. Bên cạnh đó, kết quả giao kết lúc nào cũng đạt được theo đúng với thời hạn quy định mà còn nhiều trường hợp khách quan xảy ra dẫn đến lời chào không được gửi đến bên đề nghị, chính vì vậy các bên cần phải trao đổi với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau để hạn chế được một số nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh…
Song việc giao kết có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng thuận tiện cho các bên nhất tại thời điểm đó như giao kết bằng điện thoại, thư tín điện tử, văn bản gửi qua đường bưu điện. Nhiều trường hợp xảy ra dẫn đến việc phản hồi ngược lại của bên được đề nghị không thể gửi đến bên đề nghị thì các bên có thể liên hệ với nhau thêm một số phương thức khác. Ví dụ: A gửi lời đề nghị giao kết hợp đồng đến bên B, B nhận được lời chào và đồng ý gửi lại bằng văn bản thông qua đường bưu điện giống như phương thức A gửi đến B. Tuy nhiên, do xe thư báo phát bị hư hỏng nên không thể đến kịp dẫn đến đơn hàng bị thất lạc và giao đến quá hạn. Trong trường hợp này các bên có thể bổ sung thêm một phương thức liên lạc khác bằng thư tín hoặc điện thoại để thông báo với bên A là đã nhận được lời mời, đồng ý giao kết và đã gửi thư đồng ý ngược lại cho A vào thời gian nào cụ thể. Như vậy vừa giúp cho A biết được lời chào đã đồng ý để chuẩn bị hàng hóa hay dịch vụ cung cấp cho B, đồng thời giúp B không bị quá hạn giao kết.
3. Im lặng có được xem là đồng ý khi đề nghị giao kết hợp đồng?
Thực tiễn hiện nay có nhiều vụ liên quan đến hợp đồng dân sự có sự tham gia của yếu tố “im lặng”, vậy liệu im lặng có là đồng ý khi đề nghị giao kết hợp đồng dân sự?
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Chấp nhận giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Tuy nhiên lại chưa quy định trong trường hợp im lặng thì có được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không?
Việc Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa quy định về trường hợp im lặng như trên đã dẫn đến thực tế thời gian vừa qua nhiều tranh chấp phát sinh từ việc im lặng trong khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định như sau:
– Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
– Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Điều 393 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
“1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.
Ví dụ: Công ty X và công ty Y có ký kết hợp đồng với nhau, hai bên thỏa thuận rằng: trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày giao bản hợp đồng đó, thì công ty Y cần trả lời cho Công ty X về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không, nhưng khi hết thời hạn này thì công ty Y vẫn im lặng và không trả lời gì dành cho công ty X. Công ty X muốn biết trong trường hợp này thì hợp đồng giữa công ty X và công ty Y đã được chấp nhận về việc giao kết hợp đồng hay chưa?
Trong trường hợp này, bên được đề nghị giao kết hợp đồng khi đã hết thời hạn trả lời về việc có chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay không? thì bên đó đã im lặng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự thì: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.
Như vậy, pháp luật đã quy định một cách cụ thể rằng: sự im lặng của công ty mà công ty X đề nghị giao kết hợp đồng đó không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp giữa công ty X và công ty Y có một sự thỏa thuận hoặc từ trước tới nay khi đi ký kết hợp đồng thì giữa Công ty X và công ty Y đã có một thói quen mà đã được xác lập giữa hai bên.
4. Giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng:
Theo quy định tại Điều 388 và Điều 391 Bộ luật Dân sự năm 2015, một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó hoặc do bên đề nghị ấn định và chấm dứt khi hết hạn trả lời.
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau:
– Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
– Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
– Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
– Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
– Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
– Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
5. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự:
Theo quy định tại Điều 393 Bộ luật dân sự 2015 về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu như sau:
– Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
– Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Căn cứ vào quy định trên có thể hiểu chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Trên cơ sở những quy định có liên quan có thể thấy, việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải có những dấu hiệu cơ bản sau:
Như vậy, theo quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 thì chấp nhận giao kết hợp đồng phải là chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần không được coi là chấp nhận giao kết.
Về thời hạn, trả lời chấp nhận giao kết phải được thực hiện trong hạn trả lời. Tuy nhiên, nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn mà bên đề nghị đưa ra gửi đến bên được đề nghị thì lời đề nghị này được xem là lời đề nghị mới của bên được đề nghị sau thời gian bị trễ hạn. Ngoài ra, nếu bên được đề nghị vì có lý do khách quan dẫn đến sự chậm trễ này hoặc bên đề nghị giao kết phải biết được lý do khách quan này thì lúc này các bên tiếp tục thực hiện lời giao kết hợp đồng và không bị vô hiệu. Ví dụ một số nguyên nhân khách quan như thiên tai bão lũ, dịch bệnh…Lưu ý trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó.
6. Thay đổi, rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết:
Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp sau đây:
– Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
– Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Bên đề nghị chỉ được hủy bỏ đề nghị khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
– Đề nghị có nêu quyết định được hủy bỏ đề nghị;
– Bên đề nghị thông báo hủy bỏ đề nghị và bên nhận được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên này trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Ngoài ra, Bộ luật dân sự hiện hành còn quy định một số trường hợp cụ thể như sau:
-Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị.
–Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị.
7. Một số loại hợp đồng phổ biến hiện nay:
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
– Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
– Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
– Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
– Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Trên đây là nội dung bài viết của Công ty luật TNHH LVN Group về chấp nhận giao kết hợp đồng là gì? Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự? Trường hợp cần tư vấn thêm các nội dung có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.