Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên? Chế độ với quân nhân dự bị không tham gia BHXH, BHYT? Gia đình quân nhân dự bị được trợ cấp như thế nào?
Quân nhân chuyên nghiệp được xem là đội ngũ nòng cốt chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo chỉ huy quản lý để thực hiện các nhiệm vụ trong quân đội. Trong quân nhân chuyên nghiệp thì có quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ và quân nhân chuyên nghiệp dự bị. Mỗi ngạch có chế độ khác nhau. Dưới bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị theo quy định của pháp luật Việt nam.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số: 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 3. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên Nghị định Số: 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên cụ thể như sau:
1. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên
a) Mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.
b) Mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.
2. Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên
Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp như sau:
a) Mức 480.000 đồng/quý đối với Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương.
b) Mức 560.000 đồng/quý đối với Trung đội trưởng và tương đương.
c) Mức 640.000 đồng/quý đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương.
d) Mức 720.000 đồng/quý đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương.
đ) Mức 800.000 đồng/quý đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương.
e) Mức 880.000 đồng/quý đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương.
g) Mức 960.000 đồng/quý đối với Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy trung đoàn và tương đương.
h) Mức 1.040.000 đồng/quý đối với Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương.
3. Điều kiện và thời gian hưởng phụ cấp
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 15 ngày trong tháng trở lên thì tháng đó được hưởng phụ cấp; dưới 15 ngày trong tháng thì tháng đó không được hưởng phụ cấp.
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 06 tháng liên tục trở lên thì năm đó được hưởng phụ cấp; dưới 06 tháng thì năm đó không được hưởng phụ cấp.
c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên và có đủ 45 ngày trong một quý trở lên thì quý đó được hưởng phụ cấp. Trong quý, quân nhân dự bị được bổ nhiệm chức vụ mới thì từ quý tiếp theo được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ mới.
d) Thời gian hưởng phụ cấp đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là khoảng thời gian quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên.
đ) Đối tượng hưởng phụ cấp quy định tại khoản 2 Điều này thì thôi hưởng phụ cấp tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức chi trả
Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả chế độ phụ cấp đối với đối tượng quy định tại Điều này.
Trên thực tế chúng ta có thể thấy quân nhân chuyên nghiệp giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng bảo vệ tổ quốc trong thời đại hiện nay, có thể nói đây là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.
Căn cứ dựa trên quy định này có thể thấy tại điều 3 Nghị định số 79/2020/NĐ-CP ngày 8/7/2020 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên thì đối với sĩ quan dự bị đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên, mức hưởng 160.000 đồng/tháng. Ngoài ra đối với các trường hợp quân nhân dự bị (trong đó có sĩ quan dự bị) được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp Tiểu đội và tương đương trở lên thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên, mức hưởng tùy theo chức vụ được đảm nhiệm, được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 79/2020/NĐ-CP và các mức tương đương khác theo quy định của pháp luật.
2. Chế độ với quân nhân dự bị không tham gia BHXH, BHYT
Quân nhân dự bị không tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và bảo hiểm y tế trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, chiến đấu, huy động khi chưa đến mức tổng động viên… nếu bị ốm đau, tai nạn hoặc chết thì hưởng chế độ cụ thể theo quy định như sau:
2.1. Chế độ khám chữa bệnh
– Được khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh quân, dân y
– Được thanh toán chi phí khám chữa bệnh, tiền ăn bệnh lý theo hóa đơn thu tiền (nếu điều trị nội trú)
– Được thanh toán chi phí khám chữa bệnh, tiền ăn bệnh lý tối đa không quá 15 ngày nếu vẫn phải tiếp tục điều trị sau khi hết thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, chiến đấu và huy động.
Như vậy chúng ta có thể thấy để đảm bảo cho sức khỏe quân nhân thì nhà nước ta đã tạo điều kiện tối đa để có thể đảm bảo sức khỏe cho quân nhân một cách tốt nhất để có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao
2.2. Trợ cấp tai nạn
Trong 03 trường hợp sau, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp:
– Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở;
– Trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ;
– Ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.
Trog đó, mức trợ cấp cụ thể là suy giảm khả năng lao động 5% thì được trợ cấp 01 lần 08 triệu đồng; Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 800.000 đồng.
2.3. Trợ cấp nếu chết do tai nạn, ốm đau, rủi ro
Pháp luật quy định đối với các trường hợp quân nhân dự bị chết do tai nạn, gia đình được trợ cấp một lần bằng 57,6 triệu đồng và thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí là 16,0 triệu đồng. Trường hợp quân nhân chết vì ốm đau, tai nạn rủi ro, gia đình của thân nhân sẽ được nhận trợ cấp theo quy định bằng 4,8 triệu đồng và theo quy định thì thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhân mai táng phí bằng 16,0 triệu đồng.Bên cạnh đó thì gia đình sẽ không được trợ cấp nếu quân nhân dự bị bị ốm đau, tai nạn hoặc chết do:
– Mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của đơn vị.
– Cố ý tự hủy hoại sức khỏe bản thân;
– Say rượu, bia;
– Do vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước.
– Sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái với quy định của pháp luật.
Tai nạn, ốm đau hay rủi ro khác là những điều mà không ai mong muốn, pháp luật đề ra quy định này với mục đích để hỗ trợ cho những người có công sức đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên nếu các rủi ro và tai nạn đến từ các lí do vi phạm đạo đức và các quy định của xã hội thì những trường hợp này sẽ không được nhận trợ cấp, quy định này theo chúng tôi là hoàn toàn hợp lý.
3. Gia đình quân nhân dự bị được trợ cấp như thế nào?
Không chỉ quân nhân dự bị mà gia đình của các đối tượng sau đây cũng được hưởng trợ cấp theo quy định mà pháp luật đề ra cụ thể đó là:
– Gia đình quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện (huấn luyện, chuyển loại, chuyển hạng, bổ túc), diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;
– Gia đình học viên đào tạo sĩ quan dự bị;
– Gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị.
Khi đó, mức trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị cụ thể là:
– Gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước: 160.000 đồng/ngày;
– Gia đình các đối tượng còn lại: 240.000 đồng/ngày.
Riêng quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, chiến đấu, huy động.
Như vậy có thể thấy nhà nước rất quan tâm tới quyền và lợi ích của quân nhân chuyên nghiệp được thể hiện dựa trên các chính sách pháp luật, từ đó cỗ vũ tinh thần cống hiến và làm việc của quân nhân khi tham gia nhiệm vụ phục vụ đất nước, thông qua quy định này chúng tôi cung cấp để những công dân tham gia quân nhân chuyên nghiệp dự bị có thể bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.