Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hội

Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hội?

Giữ vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia, pháp luật bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện nhằm mục tiêu bảo vệ thu nhập, người lao động, thực hiện công bằng xã hội và phát triển bền vững. Trong đó không thể không nhắc đến chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm. Vậy chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm theo Luật bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau”

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014.

1. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau.

– Ở Việt Nam, nguồn gốc của BHXH bắt nguồn từ việc ra đời và thực hiện các quỹ tương thân, tương ải, gắn liền với cộng đồng làng xã, nhằm cưu mang, giúp đỡ những người gặp phải rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. Đây là cơ sở để Nhà nước phong kiến đề ra những sắc luật phù hợp, áp dụng trong toàn quốc, như lập các quỹ dự phòng thông qua thuế để tổ chức khám, chữa bệnh cho dân khi có bệnh dịch, đói kém, mất mùa.

– Tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức, theo đó, về thời gian nghỉ dưỡng sức: người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm. Tuy nhiên, pháp luật quy định về  thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trong một số trường hợp  đặc biệt, người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

– Về chủ thể có thẩm quyền quyết định về số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động: pháp luật quy định người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định, theo đó:

+ Người lao động có số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

+ Người lao động có số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

+ Người lao động có số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

+ Mức thời gian nghỉ từ 5 đến 10 ngày về cơ bản là hợp lý đảm bảo cho người lao động phục hồi sức khỏe sau ốm đau để tiếp tục thực hiện công việc.

– Về mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở sẽ thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của các thời kỳ đó. Vì vậy mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe cụ thể cũng sẽ thay đổi tùy theo mức lương cơ sở. Hơn nữa, việc xác định mức trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe bằng 30 % về cơ bản cũng là hợp lý bởi đây chỉ là chế độ có tính chất hỗ trợ trợ giúp sức khỏe cho người lao động sau ốm đau.

– Quy định mới về chế độ bảo hiểm ốm đau

+ Trước đây việc thực hiện Luật bảo hiểm xã hội 2006 thường gặp khó khăn, lúng túng khi xác định các trường hợp ốm đau, tai nạn không được hưởng trợ cấp. Hiện nay, đã quy định rõ: “ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng trợ cấp.

+ Mức hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau được nâng từ 45% lên 50% mức tiền lương đóng BHXH (Điểm c Khoản 2, Điều 28) và chính thức quy định mức trợ cấp ốm đau theo ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày. Những quy định này đảm bảo sự thuận tiện trong việc tính trợ cấp cho người lao động.

+ Về chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe, Luật bảo hiển xã hội năm 2014 bỏ quy định chế độ nghỉ tại nhà và ở các cơ sở tập trung mà thay vào đó thống nhất điều kiện và một mức hưởng là 30% mức lương cơ sở với 3 mức thời gian hưởng tối đa là 5, 7 và 10 ngày (Điều 29). Quy định này khắc phục được hiện tượng bỏ sót đối tượng hay lạm dụng tài chính hưởng chế độ cũng như phù hợp thực tế hơn về nhu cầu của người lao động. Tuy vậy, cũng có quan điểm cần bo cho trường hợp người lao động có con ốm cần điều trị dài ngày sức khỏe yếu sung cần thời gian điều trị dưỡng sức để đảm bảo công bằng quyền lợi cho người lao động

– Về mức hưởng chế độ ốm đau: Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau =. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc: 24 ngày  x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

–  Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã 2014 hội được tính theo công thức như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) c Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

– Trong đó:

+  Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:

– Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

– Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc: 24 x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Ví dụ 9: Bà N đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021. Giả sử tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tháng 4/2021 của bà N là 8.000.000 đồng, toàn bộ thời gian chế độ ốm đau của bà N được tính bằng 75%.

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà N là 2 tháng (từ ngày 29/5 đến ngày 28/7/2021).

– Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 28 ngày (từ ngày 29/7 đến ngày 25/8/2021).

Mức hưởng chế độ ốm đau một tháng của bà N là: 8.000.000 đồng x 75% = 6.000.000 đồng.

Mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng (28 ngày) của bà N được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng =. 8.000.000 đồng: 24 ngày x 75 (%) x 28 ngày. = 7.000.000 đồng

– Do mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng tính theo công thức nêu trên là 7.000.000 đồng cao hơn mức hưởng chế độ ốm đau một tháng (6.000.000 đồng) nên mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng của bà N được hưởng bằng mức hưởng một tháng là 6.000.000 đồng.

Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021 của bà N là: 6.000.000 đồng x 02 tháng + 6.000.000 đồng = 18.000.000 đồng.”

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.

– Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Ví dụ 9: Bà N đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 28/3/2016 đến ngày 05/6/2016.

– Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà N là 2 tháng (từ 28/3 đến 27/5/2016);

– Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 09 ngày (từ ngày 28/5 đến ngày 05/6/2016).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com