Chế độ nghỉ khi con ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hội

Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ khi con ốm đau?

Bảo hiểm xã hội ốm đau là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bởi vậy người lao động  tham bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ tham gia chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau. Đây là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn và được áp dụng cho người lao động khi đang tham gia quan hệ lao động. Chế độ này nhằm mục đích đảm bảo thu nhập cho người lao động đang tham gia quan hệ lao động bị ốm đau phải nghỉ việc Để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ôm đau, người lao động sẽ phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Trong đó, có quy định về chế độ nghỉ khi con ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hội. Vậy chế độ nghỉ khi con ốm đau được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến:” Chế độ nghỉ khi con ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hội”.

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý:

+ Luật bảo hiểm xã hội 2014.

+ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

+ Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

1. Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ khi con ốm đau.

– Về đối tượng áp dụng chế độ ốm đau:

+ Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội quy định về ối tượng áp dụng chế độ ốm đau, theo đó, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau trước hết phải là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội, có đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, không đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội thì sẽ không thuộc đối tượng áp dụng chế độ ốm đau bởi nguyên tắc của bảo hiểm xã hội là nguyên tắc đóng hưởng.

+ Tuy nhiên, không phải tất cả mọi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đều thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội Ốm đau. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau chỉ bao gồm người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đó là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng; hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; cán bộ công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan quận nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân và người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương.

+ Có thể thấy chế độ bảo hiểm xã hội Ốm đau chỉ áp dụng đối với các đối tượng đang tham gia quan hệ lao động phát sinh theo hình thức hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, tuyển dụng vào biên chế…chứ không áp dụng đối với các lao động tự do. Điều đó cũng có nghĩa chế độ này chỉ áp dụng cho những người còn đang tham gia quan hệ lao động, không áp dụng cho những đối tượng không còn tham gia quan hệ lao động nữa như những người đã nghỉ hưu, những người hưởng trợ cấp hàng tháng không còn tham gia quan hệ lao động.

– Về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau.

+ Tại  Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội quy định về Điều kiện hưởng chế độ ốm đau, theo đó, không phải tất cả những người tham gia bảo hiểm xã hội đều được hưởng chế độ ốm đau Để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau, người tham gia bảo hiểm cần phải có những điều kiện nhất định. Theo đó người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ ốm đau  sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp:

+  Trường hợp 1: Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, trường hợp ốm đau để được hưởng chế độ bảo hiểm phải là trường hợp ốm đau do bệnh lý và nếu là tai nạn thì phải là tai nạn rủi ro không phải là tai nạn lao động. Hơn nữa, ốm đau hay tai nạn này phải khiến người lao động nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Những trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do người lao động tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc dùng chất ma túy , tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

+ Trường hợp 2: người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội ở trường hợp thứ 2 này không phải là việc bản thân người lao động ốm đau như ở trường hợp 1 mà là con của người lao động ốm đau. Tuy nhiên, không phải tất cả các con ốm đau, người lao động đều được nghỉ và hưởng bảo hiểm xã hội. người lao động chỉ được nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và với điều kiện có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Đối với con trên 7 tuổi bị ốm đau dù có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, người lao động cũng sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.

+ Như vậy, chỉ khi rơi vào một trong hai trường hợp trên người lao động mới được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau. người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và thuộc 1 trong 2 trường hợp trên là được hưởng bảo hiểm xã hội ốm đau không cần phải phụ thuộc vào việc người đó đã tham gia bảo hiểm xã hội được bao nhiêu lâu . Luật bảo hiểm xã hội không quy định điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ ốm đau của người lao động. Điều này rất có thể cẫn đến sự lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội của người lao động, đặc biệt là những người mắc bệnh cần điều trị dài ngày. Khi họ biết mình bị mắc các bệnh cần điều trị dài ngày khi đó họ mới tìm cách tham gia quan hệ lao động và tham gia bảo hiểm xã hội. Bởi vậy, có thể người lao động mới chỉ tham gia bảo hiểm xã hội một thời gian rất ngắn.

– Về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau: (Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội)

+ Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được xác định xác định theo tuổi của con và cũng tính trong phạm vi 1 năm. Nếu con dưới 3 tuổi ốm đau thì thời gian nghỉ chăm sóc con được hưởng bảo hiểm tối đa 20 ngày làm việc, nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi là 15 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần).

+ Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì cả hai đều được hưởng chế độ bảo hiểm khi chăm sóc con ốm đau. Thời gian nghỉ của mỗi người theo mức nêu trên. Như vậy, thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào độ tuổi của con dưới 3 tuổi hay từ 3 tuổi trở lên. Điều đó cũng là hợp lý bởi trẻ em dưới 3 tuổi ốm nhiều hơn so với trẻ em từ 3 tuổi trở lên. Tuy nhiên, luật bảo hiểm xã hội lại không có sự phân biệt về thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Ốm đau để chăm sóc con ốm tùy theo tình trạng và mức độ bệnh tật của con. Đối với trường hợp con mắc các bệnh cần điều trị dài ngày mà thời gian nghỉ vẫn chỉ như các trường hợp ốm đau thông thường sẽ là không hợp lý.

– Về  mức hưởng chế độ khi con ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hội

Mức hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau được quy định tại điều 28 Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động khi ốm đau hoặc chăm sóc con ốm đau được tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

+ Mức hưởng chế độ khi con ốm đau được tính như sau: 

Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 ngày x x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội Ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc là hợp lý. Người lao động ốm đau nghỉ việc thì không thể hưởng 100% như những người đi làm. Điều này sẽ là không hợp lý và dễ dẫn đến sự lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội. Nhưng nếu mức trợ cấp bảo hiểm xã hội thấp quá sẽ không đảm bảo đời sống của người được bảo hiểm.

+ Luật bảo hiểm xã hội quy định mức trợ cấp bảo hiểm ốm đau bằng 75% là phù hợp bởi mức này vừa đảm bảo đời sống cho người lao động vừa không quá cao để người lao động lạm dụng và mức này cũng tương đồng so với tiêu chuẩn của ILO cũng như pháp luật của một số nước. Hơn nữa việc xác định mức hưởng bảo hiểm xã hội ốm đau trên cơ sở mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc cũng là hợp lý. Mục đích của chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau là nhằm bù đắp thu nhập cho người lao động trong thời gian ốm đau không thể tham gia quan hệ lao động. Vì vậy, mức bảo hiểm xã hội không thể tính trên cơ sở của lương tối thiểu hay lương trung bình của thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà phải tính trên cơ sở của mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

+ Tuy nhiên vì mức trợ cấp ốm đau chỉ bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước liền kề nên thực tế, khi con bị ốm đau người lao động chỉ xin nghỉ hưởng bảo hiểm khi con cần điều trị dài ngày. Còn thông thường nếu con bị ốm ít ngày người lao động thường xin người sử dụng lao động nghỉ việc để chăm sóc con mà không báo nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com