Chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp

Ưu điểm, nhược điểm của chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định cua Luật doanh nghiệp.

Che-do-trach-nhiem-vo-han-trong-kinh-doanh-cua-chu-so-huu-doanh-nghiep.jpgChe-do-trach-nhiem-vo-han-trong-kinh-doanh-cua-chu-so-huu-doanh-nghiep.jpg1.Ưu điểm

– Tăng khả năng huy động vốn vay :

Vì phải chịu trách nhiệm vô hạn nên chủ thể kinh doanh có khả năng huy động vốn vay lớn hơn số vốn đầu tư vào kinh doanh và chỉ bị hạn chế trong tổng số tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý của chủ thể kinh doanh.

– Việc quản lý, điều hành thành lập thường đơn giản hơn:

Việc quản lý và điều hành doanh nghiệp tư nhân thường đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, bởi việc quản lý và điều hành doanh nghiệp tư nhân do một mình chủ doanh nghiệp tư nhân đảm nhận. Doanh nghiệp tư nhân không có số lượng cổ đông lớn như công tư cổ phần, có những cổ đông không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.

Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng rất dễ dàng bởi nó không bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật so với loại hình doanh nghiệp khác.

– Chủ động hơn trong việc quyết định các vấn đề:

Chủ sở hữu doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó đem đến sự thống nhất tuyệt đối, tránh tình trạng phân hóa ý chí trong nội bộ doanh nghiệp bởi sự khác nhau giữa quyền và lợi ích của mỗi bên chủ sở hữu.

– Tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng:

Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Điều này rất tốt bởi doanh nghiệp tư nhân và công ti hợp danh đóng vai trò khá quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại thời mở cửa.. đặc biệt trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.

Che-do-trach-nhiem-vo-han-trong-kinh-doanh-cua-chu-so-huu-doanh-nghiep.jpgChe-do-trach-nhiem-vo-han-trong-kinh-doanh-cua-chu-so-huu-doanh-nghiep.jpg

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

 

2. Nhược điểm

Mức độ rủi ro cao :

Do chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của mình chứ không giới hạn số vốn và chủ thể kinh doanh đã đầu tư vào doanh nghiệp cho nên mức độ rủi ro cao.

Mặt khác do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân phải đứng ra đại diện cho doanh nghiệp tư nhân trong bất kì giao dịch nào. Có thể là chịu trách nhiệm tất cả các món nợ giữa các chủ nợ với doanh nghiệp, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước Tòa án trong các tranh chấp và vụ kiện liên quan đến doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp mà còn phải chịu trách nhiệm trong các giao dịch khác mà doanh nghiệp tham gia. Vì vậy vai trò của người chủ doanh nghiệp tư nhân trong việc lãnh đạo, điều hành cũng như đại diện cho doanh nghiệp của mình là vô cùng quan trọng và có không ít khó khăn, rủi ro.

Việc phải chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh đã không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh và họ không dám đầu tư kinh doanh vào một lĩnh vực mạo hiểm.

Có thể thấy, mức độ rủi ro của các loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn là rất lớn, có thể dẫn đến phá sản, hơn nữa, nếu không thanh toán đủ số nợ thì chủ doanh nghiệp có khả năng bị truy tố trước pháp luật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com