Chế tài của pháp luật đối với các doanh nghiệp bán phá giá

Doanh nghiệp bán phá giá? Chế tài của pháp luật đối với các doanh nghiệp bán phá giá? Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam?

Hiện nay trên xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã tạo ra nhiều thách thức to lớn cho các quốc gia với nhiều sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới và theo đó các quốc gia ngày càng đối mặt với khó khăn do xuất khẩu, theo đó các nước nhập khẩu đã tận dụng các quy định mới để tạo ra rào cản điển hình như chống bán phá giá.

Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Doanh nghiệp bán phá giá là gì?

Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường khác  (Thị trường nhập khẩu) lại có giá thấp hơn nhiều, bán phá giá sẽ xảy khi gặp phải một trong ba trường hợp sau giá bán thực tế trên thị trường thế giới nhỏ hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa nhưng cao hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá thấp nhất đang được bán trên thị trường thế giới.

Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm đã sẵn có trong nội địa. Nhưng tuỳ thuộc vào cách sản xuất, phương pháp, nguyên vật liệu, nhân công ở các nước khác nhau mà giá trị gốc sẽ khác nhau đáng kể.

Nếu không quy định về bán phá giá sẽ xảy ra hiện tượng hàng hoá của các nước nhập khẩu có giá thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa đã có từ trước. Điều đó gây nhũng nhiễu thị trường, làm mất cân bằng sản phẩm, thành phần kinh tế và đặc biệt gây tổn hại nặng nề với những doanh nghiệp trong nước.

Mục tiêu của hành vi bán phá giá là nhằm cho sản phẩm của mình được bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với các sản phẩm khác trong nước nhập khẩu để từ đó tạo được nguồn lợi nhuận và có được một lượng khách hàng ổn định,đứng một vị trí trong nền kinh tế, chiếm lĩnh nền kinh tế nước ngoài bằng sản phẩm giá rẻ nhưng có chất lượng đã được kiểm duyệt để được bán.

Đây là một trong những mục tiêu của hành vi bán phá giá, từ đây ta có thể thấy nếu không quy định chặt chẽ của hành vi bán phá giá sẽ làm cho nền kinh tế bị  điều phối nghiêm trọng. Những doanh nghiệp có sản phẩm bán giá giá sẽ thống lĩnh thị trường. Từ đây các doanh nghiệp khác sẽ trở nên khó khăn để có thể tồn tại

2. Chế tài của pháp luật đối với các doanh nghiệp bán phá giá:

Nghị định 75/2019/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 8. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

b) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Như vậy căn cứ dựa trên quy định này ta thấy pháp luật đã đưa ra các hình phạt để xử lý các hành vi bán phá giá theo đó nếu chúng ta muốn hạn chế tình trạng này xảy ra cần có các iện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một số hoặc một số loại hàng hóa. Như vậy biện pháp này được thực thi khi việc nhập khẩu tăng nhanh, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Nên lưu ý là biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.

Trên thực tế ở nước ta khi nước ta nhập vào WTO và APEC ASEAN dẫn đến việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và từ đo hiện tượng bán phá giá hàng hóa nước ngoài ngày càng tăng trên thị trường nước ta nhằm chiếm đoạt thị phần, dồn ép các ngành sản xuất Việt Nam. Không những thế trong quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đã bị khởi kiện vài lần vì bị cho là bán phá giá hàng hóa trên thị trường.

3.  Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam:

Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

3.1. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài:

– Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.

– Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết.

– Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi…). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa – một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây.

– Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng…

– Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước… và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.

3.2. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra:

Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện

– Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.

– Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các LVN Group giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện…

Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.

– Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài.

– Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.

+ Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá… để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.

Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.

– Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp…

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com