Quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại trong cơ chế tập trung bao cấp được quy định và thể hiện như thế nào?
Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hóa được ghi nhận tại Nghị định số 04/Ttg ngày 4 tháng 1 năm 1960 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế, Nghị định số 54/CP ngày 10 tháng 3 năm 1975 của Chính phủ ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo các văn bản pháp luật trên, các hình thức chế tài được áp dụng đối với các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế bao gồm phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại:
– Phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ được áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng kinh tế nhằm củng cố kỷ luật hợp đồng và kỷ luât kế hoạch của Nhà nước. Căn cứ để áp dụng là có hành vi vi phạm và có lỗi. Chế tài phạt hợp đồng trong thời kỳ này mang đặc điểm của chế tài hành chính, thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước với bên vi phạm hợp đồng. Căn cứ để tính tiền phạt hợp đồng là giá trị hợp đồng kinh tế và tiền phạt được nộp vào ngân sách Nhà nước.
– Bồi thường thiệt hại là một chế tài tiền tệ được dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm trong hợp đồng. Căn cứ để áp dụng là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có lỗi của bên vi phạm. Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thuộc về bên bị vi phạm, nếu không chứng minh được thì Trọng tại kinh tế có quyền quyết định, điều này khiến cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế mang nặng tính chất hành chính.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Nhận thấy rõ ràng, trong giai đoạn cơ chế tập trung bao cấp, chế tài do vi phạm hợp đồng kinh tế đóng vai trò là công cụ để thực hiện kế hoạch của Nhà nước, củng cố kỷ luật hợp đồng và mang nặng dấu ấn hành chính.
Thêm nữa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để nền kinh tế thị trường có thể vận hành hiệu quả và hoạt động thương mại diễn ra trật tự, Nhà nước cần phải thiết kế và xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh và một cơ chế đảm bảo việc thi hành chúng trong thực tế một cách có hiệu quả. Một bộ phận quan trọng của cơ chế pháp lý đó chính là hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, thương mại.