Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại từ 1989 đến năm 2006

Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại từ 1989 đến năm 2006. Sự phát triển và đặc thù của chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại.

che-tai-do-vi-pham-hop-dong-thuong-mai-1989-den-2006che-tai-do-vi-pham-hop-dong-thuong-mai-1989-den-2006Trong bối cảnh chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã làm xuất hiện nhiều quan hệ kinh mới đa dạng và phức tạp hơn. Do vậy các văn bản pháp luật về kinh tế cũng không ngừng được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989; Pháp lệnh hợp đồng Dân sự năm 1991; Bộ luật Dân sự năm 1995; Luật thương mại năm 1997 và nhiều các văn bản luật và dưới luật khác quy định về các hợp đồng chuyên biệt.

Các văn bản quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại thời kỳ này có thể kể đến:

– Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989: cho phép áp dụng đồng thời hai chế tài phạt hợp đồng và bồi thường hợp đồng theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, có quy địn về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nhưng chưa quy định cụ thể cách thức thực hiện và mối quan hệ với các hình thức chế tài khác. Đối với chế tài hủy hợp đồng và đình chỉ hợp đồng, Tòa án chỉ xem xét việc hủy hợp đồng hay đình chỉ hợp đồng của các bên có đúng pháp luật hay không, để trên cơ sở đó quyết định nghĩa vụ nộp phạt, bồi thường thiệt hại của bên vi phạm. Vấn đề miễn, giảm trách nhiệm đối với bên vi phạm chưa được quy định cụ thể trường hợp nào được miễn, trường hợp nào được giảm và mức độ giảm như thế nào do vậy còn gây khó khăn khi áp dụng.

– Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 1 năm 1990 quy định chi tiết ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế;

–  Luật thương mại năm 1997: chỉ cho phép áp dụng đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng; đã quy định cụ thể về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và mối quan hệ của chế tài này đối với các hình thức chế tài khác. Bên cạnh đó, đã quy định cụ thể hơn về chế tài hủy hợp đồng, coi đây là hình thức chế tài được áp dụng trực tiếp giữa các bên, nếu việ vi phạm của một bên là căn cứ để hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận. Mặt khác, Luật thương mại năm 1997 mới chỉ quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa và dịch vụ mua bán hàng hóa, các trường hợp khác chưa có quy định cụ thể.

– Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định các vấn đề chung về hợp đồng

che-tai-do-vi-pham-hop-dong-thuong-mai-1989-den-2006che-tai-do-vi-pham-hop-dong-thuong-mai-1989-den-2006

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Do trong giai đoạn đầu đổi mới kinh tế đất nước, kinh nghiệm lập pháp của đất nước còn yếu nên các văn bản pháp luật về hợp đồng thời kỳ này còn thiếu tính hệ thống và đồng bộ, trùng lặp và mâu thuẫn với nhau; pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau dẫn đến chồng chéo. Dù còn nhiều hạn chế, tuy nhiên chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại thời kỳ này cũng có nhiều điểm mới, nhiều thay đổi rõ rệt so với thời kỳ trước nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế tài do vi phạm hợp đồng thời kỳ này không còn mang tính chất hành chính mà mang tính chất tài sản rõ nét. Các hình thức chế tài này phát sinh trong lĩnh vực ký kết hợp đồng, chỉ phát sinh khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật và khi có hành vi vi phạm hợp đồng và các hình thức này được áp dụng trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com