Chế tài phạt vi phạm hợp đồng

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm hợp đồng trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng

che-tai-phat-vi-pham-hop-dongche-tai-phat-vi-pham-hop-dongChế tài phạt vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm hợp đồng trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng


Phạt hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại, theo đó bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở của pháp luật. Tại Điều 300 Luật thương mại năm 2005 có quy định: “ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm hợp đồng trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại điều 294 của luật này”.

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng được đặt ra nhằm mục đích trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng để từ đó giáo dục, ngăn ngừa vi phạm hợp đồng. Do vậy, để tránh một khoản chi phí phát sinh và nhằm bảo vệ uy tín của mình, các bên tham gia hợp đồng sẽ nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ, chấp hành các cam kết đã thỏa thuận để hợp đồng được thực hiện hiệu quả. Mặt khác, sẽ giúp kiểm soát các giao dịch ảo, kiểm soát được các thỏa thuận phạt trá hình nhằm thu lợi bất chính. So với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, chế tài phạt vi phạm mang tính chất cứng rắn hơn và có chức năng chủ yếu là trừng phạt, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Mục đích chủ yếu của bên bị vi phạm khi áp dụng phạt vi phạm không phải là “hành vi” giống như thực hiện đúng hợp đồng mà là khoản tiền phạt mà bên vi phạm phải trả.

Căn cứ để áp dụng chế tài này phải có đủ ba căn cứ, đó là: có hành vi vi phạm hợp đồng, có lỗi của bên vi phạm và trong hợp đồng phải thỏa thuận áp dụng chế tài này. Nếu hợp đồng không có sự thỏa thuận về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (Điều 307 Luật thương mại năm 2005).  Đây cũng chính là điểm khác biệt khi áp dụng chế tài này so với các chế tài khác. Quy định này cũng đã khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế trước đây: Pháp lệnh buộc các bên vi phạm phải nộp phạt vi phạm hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bất kể các bên có thỏa thuận nội dung đó trong hợp đồng hay không. Trên thực tế nếu các bên không có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng mà thỏa thuận sau khi hợp đồng đã được kí kết thì có hai trường hợp xảy ra: Thứ nhất, hai bên ký thỏa thuận bổ sung về phạt vi phạm hợp đồng trước khi có hành vi vi phạm xảy ra, thỏa thuận này được coi là thỏa thuận bổ sung, là phụ lục của hợp đồng và vẫn là quy định của hợp đồng. Thứ hai, hai bên ký thỏa thuận sau khi có hành vi vi phạm. Trường hợp này rất khó xảy ra, vì ki một bên vi phạm hợp đồng mà chưa có thỏa thuận về phạt vi phạm trong bản hợp đồng đã ký kết thì rất khó để bên đó ký kết thêm một thỏa thuận bổ sung để vừa phải trả khoản tiền bồi thường thiệt hại và vừa phải trả khoản tiền phạt vi phạm.

che-tai-phat-vi-pham-hop-dongche-tai-phat-vi-pham-hop-dong

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Biểu hiện của chế tài này là bên vi phạm sẽ trả một khoản tiền nhất định do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Mức phạt sẽ do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Điều 300 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com