Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự là gì?

Quan hệ dân sự là gì? Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự là gì?

Trong đời sống xã hội, những quan hệ có thể hình thành giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, với nhà nước, giữa các tổ chức với nhau trong các lĩnh vực về tài sản, chính trị, lao động, đất đai, hôn nhân – gia đình,…Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi một tổng thể phức tạp các quy phạm xã hội. Do đó, pháp luật dân sự nước ta đã có quy định về các quan hệ xã hội này dưới góc độ pháp lý dân sự thì được gọi là quan hệ dân sự. Theo đó nhà nước đã có những quy định về các chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015.

1. Quan hệ dân sự là gì?

Trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì khái niệm về quan hệ dân sự được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quan hệ pháp luật dân sự. Từ quy định nêu ra ở trên có thể nhân biết rằng quan hệ dân sự được hiểu một cách đơn giản là quan hệ xã hội của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội làm phát sinh trong lĩnh vực dân sự, các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân và tài sản trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại…Ví dụ như việc xác lập các quan hệ vợ chồng, cha mẹ con, xác lập việc giao kết hợp đồng,….

Do đó, có thể thấy việc phát sinh quan hệ pháp luật dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có những quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh và trong quan hệ dân sự này thì pháp luật dân sự mà cụ thể là bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định các bên tham gia trong quan hệ dân sự bình đẳng về mặt pháp lý, do đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ dân sự của các bên được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp mang tính cưỡng chế.

Pháp luật  Việt Nam nói chung hay pháp luật về dân sự nói riêng thì luôn luôn chú trọng đến việc quy định đối với quyền bình đẳng trong các quan hệ pháp luật dân sự. Mà quyền bình đẳng được quy định ở đây là bình đẳng pháp lý nghĩa là pháp luật không dành đặc quyền và không phân biệt đối xử giữa các chủ thể khi họ tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Tuy các quan hệ dân sự hình thành một cách khách quan nhưng được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người, do vậy việc tham gia hay không tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, xác định nội dung mối quan hệ mà họ tham gia phải xuất phát từ ý chí của các bên.

Do đó, bồi thường toàn bộ thiệt hại được biết đến là đặc trưng của trách nhiệm dân sự. theo như quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì các quan hệ dân sự chủ yếu được xác định là quan hệ tài sản. Bởi lẽ được xác định là như vậy là do, yếu tố tài sản trong dân sự là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảo đảm bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ và bên có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản của mình.

2. Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự là gì?

Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự là việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp thuật được khuyến khích. Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 7 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”.

Pháp luật dân sự với tính chất là công cụ, phương tiện pháp lý điều tiết các quan hệ xã hội, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị mà Hiến pháp năm 2013 khi thể chế hóa đường lối của Đảng đã ghi nhận. Quy định tại Điều 7 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định và ghi nhận Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự.

Trong các quy định về xác lập, thực hiện nghĩa vụ, Bộ luật Dân sự đã tôn trọng quyền tự do cam kết, thỏa thuận của các chủ thể, nhưng yêu cầu việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc.

Có thể xem đây là định hướng quan trọng của Nhà nước và là yêu cầu đối với các chủ thể khi xác lập, thực hiện quan hệ dân sự. Pháp luật dân sự cho phép các bên trong giao dịch có quyền “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận tại khoản 2 và Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự đối với nhau. Trong trường hợp xác lập những quyền và nghĩa vụ dân sự, các chủ thể không có thỏa thuận hoặc không biết phương thức thỏa thuận thì các quy phạm pháp luật dân sự cụ thể sẽ hướng dẫn cách thức tiến hành, thực hiện. Một số quy phạm pháp luật dân sự còn quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho từng loại quan hệ dân sự nhất định bắt buộc các bên trong quan hệ đó phải tuân theo. Đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ xem xét và áp dụng khi giải quyết tranh chấp; xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong giao dịch cụ thể đó nếu các bên không có thỏa thuận.

Thông qua những quy định về quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong pháp luật dân sự mà các chủ thể biết được những quyền của mình; giới hạn quyền đó đến đâu để chủ thể có thể tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ trong những trường hợp cần thiết. Những quy định này còn giúp các chủ thể nhận thức được giới hạn các quyền dân sự của mình, để khi thực hiện không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác tại khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Vì vậy, theo nguyên tắc chung, pháp luật dân sự chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khi có căn cứ pháp lý và có cơ sở khoa học. Điều đó có nghĩa là: không phải bất cứ quyền, lợi ích nào khi được chủ thể của quan hệ dân sự xác lập theo ý chí của mình cũng đều được luật dân sự công nhận và bảo vệ.

Ngoài ra, theo như quy định tại Khoản 2 Điều quy định: “Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích”.  Mặt khác, Bản chất của quan hệ dân sự được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể. Các Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ghi nhận và coi đó là một trong những nguyên tắc của luật dân sự: không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội tại khoản 2 và Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. Vì vậy, truyền thống tốt đẹp trong xã hội Việt Nam là tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau với tập quán tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”.

Với truyền thống tốt đẹp này Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiếp tục quy định: “Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích”.. Do đó, trong quá trình giải quyết các tranh chấp quan hệ dân sự, đạo đức truyền thống cùng các giá trị cao đẹp khác của dân tộc Việt Nam; thực hiện việc hòa giải được xem là nguyên tắc có tính nhân văn của truyền thống pháp luật dân sự Việt Nam luôn được pháp luật được khuyến khích. Đây cũng là nguyên tắc của tố tụng dân sự được quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, khi tham gia quan hệ dân sự các bên hoàn toàn bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận… nên khi có tranh chấp quan hệ dân sự, trước hết các bên phải tự hòa giải để giải quyết các tranh chấp. Khi các bên không tự giải quyết được với nhau mà có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì tòa án cũng phải tiến hành hòa giải.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com