Chính sách việc làm và trả lương cho người cao tuổi

Chính sách việc làm cho người cao tuổi? Quy định trả lương cho người cao tuổi?

Trong quá trình của cuốc sống hàng ngày, với sự trẻ hóa của đất nước và sự phát triển của nền kinh tế nên việc chúng ta bắt gặp những hình ảnh người lao động là những người cao tuổi ở khắp mọi nơi và ở rất nhiều những công việc khác nhau. Việc những người cao tuổi cảm thấy mình vẫn còn đủ sức khỏe để có thể tham gia vào quá trình lao động sản xuất để kiếm thêm thu nhập phụ vụ cho nhu cầu sống của mình mà không cần phải phụ thuộc vào con cái hay bất cứ người nào. Do đó, khi lao động là người cao tuổi đã có đầy đủ các kinh nghiệm trước đó thì sẽ được người sử dụng lao động thuê về để tạo ra nguồn thu nhập cho người sử dụng lao động và từ nguồn thu đó thì người sử dụng lao động sẽ thực hiện việc trả lương cho người lao động cao tuổi.

Vậy pháp luật lao động nước ta quy định về các chính sách việc làm và trả lương cho người cao tuổi có nội dung như thế nào? những chính sách này có đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động hay không? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi tới quy bạn đọc nội dung về việc làm của người cao tuổi như sau:

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2019;

– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

1. Chính sách việc làm cho người cao tuổi

Trên cơ sở quy định của Bộ luật lao động năm 2019 đã có quy định về sự thay đổi độ tuổi nghỉ hưu của người lao động theo thời gian. Từ đó, có thể thấy việc xác định người lao động là người cao tuổi cũng có sự biến đổi dựa theo quy định này và theo đó thì, người làm việc cao tuổi là người tiếp tục làm việc ở độ tuổi đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Bên cạnh việc đưa ra các chính sách về độ tuổi người lao động khi đi làm được xác định là người lao động cao tuổi thì theo như quy định tại Điều 148 của Bộ luật Lao động năm 2019 thì có quy định về vấn đề người lao động cao tuổi như sau:

1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”

Từ quy định được nêu ra ở trên có thể thấy, việc người lao động cao tuổi đi làm thì sẽ không bị áp đặt làm việc theo khảng thời gian bình quân là 8 tiếng một ngày như người lao động bình thường mà ở đây, tùy vào khả năng và sức khỏe của mình mà người lao động cao tuổi có thể thực hiện việc thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc các phương thức làm việc khác để đảm bảo được kết quả làm việc phù hợp cho cả hai bên đều có lợi. Không những thế mà người cao tuổi khi muốn được đi làm và được người sử dụng lao động tuyển dụng thì phải có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập và hoạt động theo như quy định của pháp luật. Chính vì vậy mà khi người sử dụng không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không đáp ứng được điều kiện về sức khỏe thì hai bên thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Bên cạnh các quy định ở trên, thì pháp luật lao động hiện hành cũng có những chính sách quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì người sử dụng lao động phải đáp ứng đầy đủ các quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương, trợ cấp về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác được quy định cụ thể tại Điêu 149 Bộ luật Lao động năm 2019 mà người sử dụng lao động cao tuổi phải thực hiện đó là:

1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc”.

Như vậy, khi người lao động cáo tuổi được người sử dụng lao động cao tuổi nhận vào làm thì sẽ được hưởng các chế độ  về hưu trí về lương thưởng và các khoản trợ cấp bảo hiểm theo quy định của Bộ luật Lao đông. Do sức khỏe của người cao tuổi không còn phù hợp để làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho nên pháp luật đã đặc biệt quy định về vấn đề không được sử dụng người lao động cao tuổi tham gia vào làm việc trong những công việc này. Để đảm bảo các quyền lợi này thì pháp luật cũng có quy định về các hành vi vi phạm của người sử dụng lao động cao tuổi thì sẽ bị xử phạt hành chính tùy vào mức độ vi phạm nặng nhẹ thì sẽ ứng với các hình phạt hành chính nhẹ nhất là hình phạt cảnh cáo, sau đó là hình phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

2. Quy định trả lương cho người cao tuổi

Trên cơ sở quy định về những chính sách dối với người lao dộng cao tuổi được nêu ở mục trên thì khi sử dụng người lao động đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo chế độ hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi người lao động đang hưởng theo chế đọ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động. Bên cạnh đó thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc

Không những thế mà người sử dụng lao dộng cao tuổi phải thực hiện việc trả tiền lương lương cho người lao động cao tuổi. Từ đó tiền lương có thể hiểu là là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Theo quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm được tri trả với mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động là người cao tuổi chưa qua quá trình được người sử dụng lao động đào tạo làm công việc gin đơn nhất.

Bên cạnh đó thì đối với người lao động đã qua học nghề được xác định là những người được chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng tốt nghiệp, văn bằng, chứng chỉ,…Người lao động đã qua học nghề là những người được xác định theo quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP khác à những người được xác định theo quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định bao gồm:

“c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Người lao động đã qua học nghề thì theo như quy định của Nghị định này thì sẽ được người sử dụng trả lương với mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối theo như quy định của pháp luật hiện hành. hoặc mức lương của người lao động cao tuổi cũng được trả do sự thỏa thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương mà pháp luật hiện hành này đã quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy pháp luật đã quy định rất cụ thể về việc chi trả mức lương cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được quy định thuộc các trường hợp đã qua học nghề trên của Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì phải bảo đảm mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Bên cạnh đó, còn những trường hợp đối với những công việc của người lao động cao tuổi hiện nay mà không cần phải thuộc các trường hợp đã qua học nghề được quy định ở trên thì mức lương cụ thể được xác định đối với người lao động cao tuổi cụ thể như thế nào thì tùy thuộc vào việc chi trả tiền lương của người sử dụng lao động cao tuổi nhưng phải bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com