Chuẩn bị mặt bằng xây dựng và yêu cầu với công trường xây dựng

Quy định về chuẩn bị mặt bằng xây dựng? Yêu cầu đối với công trường xây dựng theo Luật Xây dựng?

Chuẩn bị mặt bằng xây dựng và yêu cầu với công trường xây dựng là nội dung được quy định tại Chương VI Luật Xây dựng, ở Mục: Chuẩn bị xây dựng công trình. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng bước đầu tiên và quan trọng nhất để thi công xây dựng công trình, còn yêu cầu đối với công trường xây dựng là tiền đề, nền tảng để hoạt động thi công công trình được diễn ra an toàn và hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về hai nội dung này, hãy cũng Luật LVN Group nghiên cứu cụ thể các quy định của pháp luật trong bài viết dưới đây.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

Văn bản hợp nhất Luật Xây dựng năm 2020.

1. Quy định về chuẩn bị mặt bằng xây dựng?

Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 107: “Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng” là điều kiện đầu tiên trong các điều kiện để khởi công xây dựng công trình, điều đó chứng tỏ được vai trò quan trọng của mặt bằng xây dựng, là nơi hình thành nên công trình xây dựng.

Chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định tại Điều 108, Luật Xây dựng, chủ yếu tập trung vào quy định về giải phóng mặt bằng, cụ thể:

1. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.

3. Việc bàn giao toàn bộ hoặc một phần mặt bằng xây dựng để thi công theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng.

4. Bảo đảm kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).

Có thể thấy, hoạt động việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng trên thực tế không phải là vấn đề đơn giản, một khi đã liên quan và cần đến sự phối hợp điều chỉnh của pháp luật đất đai, thì vấn đề trở nên phức tạp, làm sao để giải quyết hài hòa lợi ích cá nhân, cộng đồng và nhà nước là thách thức đối với cơ quan có thẩm quyền cũng như chủ đầu tư.

Pháp luật đất đai đã quy định rất rõ các trường hợp về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, đây là các cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm của mình. Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, cũng như trong lĩnh vực đất đai có trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Để đáp bảo theo đúng tiến độ công việc, thời hạn giải phóng mặt bằng phải đáp ứng tiến độ thực hiện dự án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền, đây là căn cứ để ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan nhà nước thẩm quyền trong việc nhanh chóng thực hiện giải phóng mặt bằng, tránh gây kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động chung và kinh phí duy trì hoạt động.

Việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ mặt bằng xây dựng dựa trên quyết định của chủ đầu tư là chủ yếu, nhưng pháp luật lại quy định về việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thì công xây dựng, điều này cũng dễ hiểu giữa một bên bỏ tài chính để thuê nhà thầu và một bên “bán” năng lực chuyên môn để thực hiện thi công công trình.

Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng càng diễn ra hiệu quả, hạn chế khả năng tranh chấp thì công trình xây dựng sẽ càng nhanh chóng được triển khai, việc đưa vào khai thác và sử dụng trên thực tế sẽ ít có nhiều vấn đề pháp lý phát sinh hơn.

2. Yêu cầu đối với công trường xây dựng theo Luật Xây dựng?

Công trường xây dựng là nơi diễn ra hoạt động thi công công trình xây dựng và thường là nơi có mặt bằng xây dựng. Yêu cầu đối với công trường xây dựng được quy định tại Điều 109 Luật Xây dựng. Nội dung được ghi nhận trong điều luật này chủ yếu đặt ra trách nhiệm đối với chủ đầu tư và nhà thầu thi công công trình, cụ thể:

Đối với chủ đầu tư:

Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Việc lặp đặt biển báo thường dễ nhìn thấy, nhận biết, khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao. Nội dung biển bảo phải thể hiện được:

– Tên, quy mô công trình;

– Ngày khởi công, ngày hoàn thành;

– Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;

– Bản vẽ phối cảnh công trình.

Như vậy, có thể thấy, biển báo công trình ở đây được hiểu gần như là một bảng tóm tắt giới thiệu về dự án, công trình, giúp cá nhân, tổ chức có thể xác định được đây là dự án công trình gì và nếu có bất kỳ những thắc mắc hay hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến mình thì có thể liên lạc với chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công. Thực tế, chủ đầu tư thực hiện trách nhiệm này rất hiệu quả, hầu hết các dự án, công trình xây dựng đều được lắp đặt biển báo công trình.

Đối với nhà thầu thi công xây dựng:

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý. Pháp luật yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường là hoàn toàn hợp lý, đây là tổ chức, cá nhân hoạt động liên lục, thương xuyên, gắn liền với công trường, là chủ thể hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn, có năng lực trong mọi phương diện về xây dựng được lựa chọn, vì vậy họ phải có trách nhiệm quản lý trong suốt thời gian hoạt động thi công công trình mà mình trực tiếp đảm nhận.

Nội dung quản lý công trường xây dựng được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 109 bao gồm:

Một là, xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài.

Rào ngăn thường được thiết lập bao quanh khu vực công trường với độ cao từ 2m trở lên và hầu như phía bên ngoài không thể nhìn thấy và tiếp cận được với khu vực công trường, các trạm gác phải được thiết lập nhiều hơn 2 trạm, có bảo vệ và người quản lý thường xuyên túc trực; các biển báo thường kết hợp với ánh sáng, âm thanh, thiết kế phải dễ nhìn, đặc biệt trong bóng tối, các biển báo trong công trường xây dựng thường có mẫu chung và áp dụng thống nhất trong lĩnh vực xây dựng.

Việc thiết lập xung quanh khu vực công trường các rào ngăn, trạm gác, biển bảo nhằm đảm bảo môi trường làm việc tách biệt với bên ngoài, đảm bảo an toàn và tránh gây ảnh hưởng với bên ngoài, đồng thời cũng bảo đảm được tính toàn vẹn của công trường, tránh bị tác động từ bên ngoài gây mất, hư hỏng vật liệu, công trình bị phá hoại.

Hai là, việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng.

Bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công là căn cứ đầu tiên để bổ trị công trường trong phạm vi thi công, cùng với đó là điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng. Đây là hai căn cứ đảm bảo việc bố trí công trường vừa đúng đắn, hợp pháp lại nhanh chóng, hiệu quả.

Ba là, vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công.

Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lặp đặt là những đối tượng tạo nên công trình xây dựng, là đối tượng được tác động chủ yếu trong quá trình thi công công trình xây dựng. Vì vậy, hầu hết các công trình xây dựng sử dụng rất lớn các vật tư, vật liệu, thiết bị, khi đó nhà thầu thi công có trách nhiệm phải sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công, tạo không gian thi công công trình, lại dễ dàng tìm kiểm và sử dụng.

Bốn là, trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.

Việc lặp đặt các biện báo chỉ dẫn, an toàn, phòng chống cháy nổ nhằm báo hiệu cho người lao động kịp thời tránh không bị tác động xấu của sản xuất. Các biển bảo chỉ dẫn phải rõ ràng, để đọc, chính xác, cụ thể; các biển báo an toàn, phòng chống cháy nỗ phải dễ nhận biết, dễ thực hiện, phù hợp với tạp quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa.

Bên cạnh đó, nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu vực công trường xây dựng.

Người ra vào công trường thông thường là chủ đầu tư, cá nhân có thẩm quyền thực hiện giám sát công trình hoặc đơn giản là cá nhân được vào công trình thực hiện hoạt động chuyên môn nếu được cho phép, phương tiện có thể là xe chở vật liệu xây dựng, vì vậy, với tư cách là nhà thầu thi công trực tiếp, nhà thầu phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho họ. Đồng thời, hoạt động của thi công tại các công trường có khả năng làm tác động đến với môi trường xung quanh khu vực rất lớn, đặc biệt là tiếng ồn và bụi bẩn gây ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí, tù đó, nhà thầu buộc phải có các biện pháp thực tế để giải quyết vấn đề nan giải này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com