Chức năng, vai trò và ý nghĩa của thư viện trong xã hội

Chức năng của thư viện trong xã hội? Vai trò, ý nghĩa của thư viện trong xã hội?

Thông tin, tư liệu và thư viện là một phần quan trọng trọng hệ thống văn hóa, giáo dục, khoa học. Thông tin, tư liệu và thư viện sẽ cung cấp tri thức để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và thư viện là nơi hội tụ thông tin, tư liệu phong phí của cộng đồng nhân loại để phục vụ trao đổi, chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và nhân loại, là nơi cấp “vốn văn hóa” cho sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Như vậy, có thể thấy, sự ra đời của thư viện được coi là tất yếu và tồn tại với đó là chức năng, vai trò, ý nghĩa của thư viện trong xã hội. Do đó, để làm rõ các nội dung này, trong bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ có sự phân tích, bình luận cụ thể nhất: Chức năng, vai trò và ý nghĩa của thư viện trong xã hội.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

Luật Thư viện năm 2019.

Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, trước hết tác giả cung cấp khái niệm về thư viện theo giải thích tại Khoản 1, Điều 3 Luật Thư viện: “Thư việnlà thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.” Thư viện ngày càng phổ biến, có tính chuyên nghiệp và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của quốc gia.

1. Chức năng của thư viện trong xã hội?

Chức năng của thư viện được luật hóa và ghi nhận tại Điều 4, Luật Thư viện, nội dung thể hiện tại điều luật này bao hàm vừa là chức năng vừa là nhiệm vụ của thư viện, trong đó, thư viện gồm 02 chức năng cơ bản:

Thứ nhất, xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.

Như vậy, chức năng của  thư viện là nơi xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin. Đây là chức năng đặc trưng và cốt lõi nhất của thư viện, với chức năng này, thư viện trở thành một “trung tâm thông tin khổng lồ” với hàng loạt các tài liệu, tư liệu có giá trị có thể được thống kê và xác định. Chính vì là nguồn tài nguyên thông tin, do đó, sự mở rộng là không giới hạn và quan trọng thư viện phải là nơi kết nối được người đọc và thông tin, tính phù hợp với người sử dụng quyết định đến sự tồn tại của thư viện trong thời gian ngắn hay dài.

Thứ hai, tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực củngười sử dụng thư viện.

Chức năng của thư viện được phản ánh trong quy định này được xem xét như sau:

– Thư viện tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện. Điều này cũng dễ hiểu khi sự ra đời của thư viện được coi như một “siêu thị thông tin” mà ai cũng có thể ghé thăm mà không làm mất đi tính quản lý. Các thông tin, sản phẩm thông hay dịch vụ thư viện cũng chỉ để phục vụ người sử dụng, mà không chỉ áp dụng đối với một cá nhân được, mà đó là sự tổng hợp của cộng đồng.

– Thư viện giúp truyền bá tri thức, giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại. Chức năng phụ thuộc vào chất lượng tư liệu, tài liệu mà thư viện sở hữu, các tư liệu các giá trị, đáp ứng cả yêu cầu về chất và lượng, thì đây hoàn toàn là chức năng quan trọng, góp phần giúp người sử dụng tiếp xúc với các tinh hoa dân tộc và nhân loại.

– Thư viện phục vụ nghiên cứu, học tập, giải trí. Chức năng này biểu hiện rõ nhất ở loại hình thư viện đại học và thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác, đối tượng sử dụng là giáo viên, giảng viên, sinh viên, học sinh có nhu cầu sử dụng cao. Đây là chức năng cơ bản của các loại hình thư viện này và ngay trong chính quy chế hoạt động tại các thư viện của các trường đại học cũng ghi nhận điều đó.

– Thư viện góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực củngười sử dụng thư viện. Chức năng này được xây dựng dựa trên các chức năng được phân tích ở trên, các chức năng trên càng đạt được thì chức năng này chắc chắn sẽ khả thi và cũng là mục tiêu mà thư viện mong muốn đạt được.

Có thể nhận thấy rằng, chức năng của thư viện thường được ghi nhận trong các quyết định thành lập thư viện, chẳng hạn: Theo Quyết định số 672/QĐ-SVHTT ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Sở Văn hóa và Thể thao về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh có chức năng: “Thư viện tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở VH&TT tỉnh Quảng Ninh, có chức năng thu thập giữ gìn di sản tư tịch của dân tộc; bổ sung, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội. Thư viện tỉnh Quảng Ninh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định.

2. Vai trò, ý nghĩa của thư viện trong xã hội?

Thực tế mà nói, chức năng và vai trò dường như là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên, đối với chức năng, vai trò hay ý nghĩa của thư viện trong xã hội, đâu đó là sự trùng lặp, chồng chéo và việc xác định có vẻ khó và đó cũng không phải là điều quá cần thiết. Tuy nhiên, trên cơ sở đã đưa ra 02 chức năng luật định ở mục 1, trong mục 2 tác giả sẽ cung cấp tới người đọc về vai trò, ý nghĩa của thư viện trong xã hội.

Tuy nhiên, trước hết phải nhận định rằng, vai trò mà tác giả muốn nhắc tới ở đây là vai trò của thư viện nói chung và đặt trong mối quan hệ với xã hội, bởi mỗi loại thư viện sẽ có nhưng vai trò riêng đối với từng đối tượng tác động cụ thể. Có thể đưa ra 05 vai trò, ý nghĩa của thư viện như sau:

Thứ nhất, thư viện được coi là kho tàng khổng lồ của nền văn hóa dân tộc và nhân loại.

Các tài liệu, tư liệu mà thư viện có được dựa trên chức năng của nó dù là tài liệu gì thì cũng điều có giá trị, nhưng điều quan trọng, thư viện thường là nơi lưu giữ và bảo tồn những tài liệu có giá trị văn hóa to lớn, những tài liệu với lịch sự lâu đời, ghi rõ dấu ấn văn hóa dân tộc hoặc nhân loại, được truyền từ đời này qua đời khác và đôi khi đó còn được coi là tài sản quý giá được quốc gia ghi nhận và giữ gìn cẩn trọng nhất. Đó cũng là một niềm tự hào mà quốc gia đang có.

Thứ hai, thư viện là nơi truyền bá thông tin rộng rãi tới nhân dân mà không cần thực hiện bất cứ hình thức quảng cáo nào.

Thư viện là không gian tồn tại khách quan lưu trữ những giá trị thông tin để chia sẻ chung tới tất cả mọi người, thư viện vẫn luôn ở đó và thực hiện đúng chức năng truyền bá tri thức, từ đó, vai trò của thư viện được thể hiện thông qua việc giúp người sử dụng tiếp cận, xử lý và tiếp thu thông tin làm vốn kiến thức cho chính mình.

Ba là, thư viện có vị trí trọng tâm trong công cuộc giáo dục nguồn nhân lực cho đất nước

Thư viện được coi là môi trường hữu hiệu nhất để người sử dụng, đặc biệt là học sinh, sinh viên được tiếp xúc với các giá trị tốt đẹp của nhân loại, các tri thức mà thư viện mang lại phong phú, đa dạng, đặc sắc và có tính ứng dụng, vì vậy, việc sử dụng hiểu quả thư viện sẽ giúp người sử dụng phát triển toàn diện, đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng quân nhân không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Là cơ sở để xây dưng một “xã hội học tập” tiến bộ và văn minh.

Thứ tư, thư viện góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội về mọi mặt.

Thực tế, vai trò này là sự kế thừa của các vai trò trước đó, khi các vai trò kể trên đạt được hiệu quả thì việc thúc đẩy tiến bộ xã hội là điều dễ hiểu và không có gì phải bàn cãi. Thông qua các tri thức được thư viên cung cấp, người sử dung có thể tiếp cận được với các khoa học- công nghệ tiên tiến trên thế giới, tiếp thu các nền tri thức có từ lâu và có thể bị lãng quên nhưng lại có tính ứng dụng cao.

Thứ năm, thư viện giúp người sử dụng tiếp cận tri thức dưới mọi dạng thức.

Thư viện cung cấp thông tin tới người đọc thông qua nhiều dạng thức, đó có thể là tài liệu in ấn hoặc tài liệu số, làm sao để người sử dụng cảm thấy nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Thư viện khắc phục tất cả các hạn chế từ nguồn tri thức đến từ internet, truyền hình hay thậm chỉ là các hội thảo, các tri thức có được từ các dạng này thường hời hợt, nếu không hời hợt thì phạm vi tri thức hẹp, chỉ có giá trị đối với một số đối tượng mà thôi.

Một ý nghĩa mà tác giả muốn nhắc đến nhất khi nói về thư viện là hình ảnh của thư viện quốc gia Việt Nam, một thư viện gắn bó với sự phát triển của đất nước, ghi đậm dấu ấn lịch sử, sự hình thành và phát triển của thư viên quốc gia là chứng tích lịch sử cho thấy được vai trò của thư viện đã được nhìn nhận từ rất lâu và tiếp tục tồn tại cho tới bây giờ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com