Chức sắc là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chức sắc tôn giáo? Quy định về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc?
Từ lâu tôn giáo đã du nhập vào nước ta, và cho đến hiện nay đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Không quá khó để có thể nhìn thấy những ngôi chùa, đền, nhà thờ trên mọi nẻo đường. Hiện nay, tín ngưỡng được quan tâm nhiều nhất ở nước ta chính là Phật giáo.
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191
Căn cứ pháp lý:
Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
1. Chức sắc là gì?
Trải qua bao thời kỳ chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã giành lại, bảo vệ và gìn giữ đất nước ta đến ngày hôm nay. Chính vì vậy, mỗi một giai đoạn lịch sử đều có những giá trị riêng mang nhiều ý nghĩa, cũng như mỗi một thời kỳ cũng sẽ có những hệ thống pháp luật khác nhau để có thể dần hoàn thiện cho đến ngày hôm nay. Và chức sắc chính là một thuật ngữ được sử dụng trong thời kỳ phong kiến lúc bấy giờ để chỉ cho những chức vụ và phẩm hành của một cá nhân có công, tài, đức được vua, chúa trọng dụng và giao quyền lực tham gia trong hệ thống chính trị và những người có chức vụ trong một số tổ chức tôn giáo.
Cũng theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo thì chức sắc được hiểu là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
Một số khái niệm liên quan:
– Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
– Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
– Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.
– Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
– Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
– Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
– Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Chức sắc được dịch nghĩa sang tiếng Anh như sau: Dignity
Phật giáo: Buddhism
Tôn giáo: Rreligion
Thiên chúa giáo: Christian
Khái niệm về chức sắc được dịch sang tiếng anh như sau:
Dignitaries is a term used in the feudal period at that time to refer to the positions and qualifications of an individual with merit, talent, and virtue who were used by the king and lord and assigned power to participate in the process. political system and people in positions of some religious organizations.
2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chức sắc tôn giáo:
Thứ nhất, khái niệm
Như đã phân tích ở trên chức sắc là một thuật ngữ dùng để chỉ cho những chức vụ được đảm nhiệm trong một tổ chức, hệ thống chính trị quốc gia. Và chức sắc tôn giáo cũng được hiểu là thuật ngữ để chỉ chức vụ cho những người lãnh đạo các tốn giáo nhất định
Chức sắc tôn giáo là thuật ngữ để chỉ những người lãnh đạo các tôn giáo nhất định. Thuật ngữ này có nghĩa “nhiều”, nói ẩn dụ là “di sản”. Tùy theo mỗi tôn giáo, chức sắc tôn giáo thường quan tâm tới các nghi lễ của tôn giáo, hoạt động truyền đạo và hướng dẫn thực hành tôn giáo. Họ đóng vai trò chủ chốt trong những hoạt động liên quan đến các sự kiện tiêu biểu xảy ra trong vòng đời mỗi người con người tín đồ, như những nghi lễ khi sinh, lão, bệnh, tử, lễ rửa tội..
Như vậy, chức sắc tôn giáo là tín đồ tôn giáo, có vai trò lớn trong các hoạt động tôn giáo: Truyền đạo, hành đạo và quản đạo, được cộng đồng, tổ chức tôn giáo suy tôn và thừa nhận.
Thứ hai, đặc điểm của chức sắc tôn giáo
- Tín chu diên của khái niệm chức sắc tôn giáo là rộng hơn so với định nghĩa trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Theo định nghĩa trên chức sắc tôn giáo không chỉ bao gồm những người có chức vụ trong tôn giáo, mà còn có cả những ai có trọng trách trong hành đạo và truyền đạo. Họ gồm những người tu hành và không tu hành, như chức việc…Về truyền đạo, đây là bổn phận của mọi tín đồ, nhưng với tín đồ không được đào tạo, không phải là nhà hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp và bán chuyên thì những người tín đồ bình thường không thể có khả năng lớn như chức sắc của họ. Theo định nghĩa, chức sắc tôn giáo chính là những đối tượng đặc biệt quan trọng mà công tác tôn giáo ở nước ta khi nói đến chức sắc tôn giáo thường gọi ra cả các nhà tu hành, chức việc tôn giáo…
Hiện nay ở nước ta, đội ngũ chức sắc các tôn giáo có hơn 10 vạn người; về chất lượng, đội ngũ chức sắc tôn giáo ở nước ta, thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, số qua đào tạo ở trường lớp tăng lên đáng kể; có tác phong sâu sát với tín đồ, hướng dẫn tín đồ sinh hoạt tôn giáo đúng với giáo luật và pháp luật; trách nhiệm đạo – đời của họ ngày càng chu đáo hơn; công việc truyền đạo của họ thuận lợi và có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, vẫn có một số chức sắc tôn giáo có hoạt động truyền đạo trái pháp luật, vi phạm quy định của các địa phương, gây ra tình hình phức tạp ở một số địa bàn. Một số khác có hành vi đấu tranh, khiếu kiện sai quy định của chính sách và pháp luật. Tình trạng một số chức sắc né tránh sự phân công, bổ nhiệm của giáo hội tôn giáo khi được điều động về trụ trì tại những vùng sâu, vùng xa, có nhiều khó khăn, tín đồ còn nghèo túng … là một thực tế không hiếm hiện nay. Mặt khác, tình trạng thấp kém về đạo pháp và sa sút về đạo hạnh của một số chức sắc tôn giáo cũng đang làm cho giáo hội cũng như xã hội phải quan ngại.
Thứ ba, vai trò của chức sắc tôn giáo
Chúng ta có thể thấy trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta không thể thiếu được tôn giáo cụ thể là chức sắc tôn giáo. Trong hoạt động hành đạo, chức sắc tôn giáo được xem là người có vai trò chăm lo phần hồn của các tín đồ, cụ thể là quản lý những suy nghĩ, tâm tư, tinh thần, tích cực truyền đạo đến những tín đồ. Còn trong hệ thống quản lý tôn giáo chính là trụ cột để phát triển tín đồ. Tại mỗi địa phương chúng ta đều thấy rất nhiều ngôi chùa, đền được lập nên và tại mỗi ngôi chùa, địa phương đều sẽ có những chức sắc đại diện cho tổ chức tôn giáo truyền đạt những tâm tư, suy nghĩ để góp phần xây dựng mối quan hệ với Đảng, Nhà nước, chính quyền tại địa phương. Hiện nay với số lượng tham gia tôn giáo ngày càng cao của người dân thì vai trò của tôn giáo nói chung và chức sắc tôn giáo nói riêng có tần quan trọng cực kỳ lớn.
Một số hoạt động được các chức sắc tôn giáo thực hiện trong ban hành vận đồng bà con, các phật tử, các giáo dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, xây dựng lối sống lành mạnh, văn hóa.
Với vai trò quan trọng như vậy nên chức sắc tôn giáo luôn có ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí quyết định, đến tính chất tích cực hay tiêu cực của mọi hoạt động tôn giáo; đến sự đồng hành hay không đồng hành của tôn giáo với dân tộc, đất nước và với chế độ Xã hội chủ nghĩa tại nước ta.
Việc tuyên truyền giáo lý, đạo đức con người được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tôn giáo, mục đích của tôn giáo được xây dựng là nhằm giúp con người biết sống thiện lương, biết đâu là hành vi nên và không nên. Con người thường bị tin vào những tín ngưỡng họ cho là tốt và chín vì lòng tin đó mà nhiều người đã biết làm tốt bản thân hơn vì tin rằng có “quả báo”. Chính vì vậy, chức sắc tôn giáo luôn có một vai trò cực kỳ quan trọng. Tôn giáo sẽ giúp cho mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân đươc tốt hơn, xây dựng được mối quan hệ đoàn kết dân tộc, đồng thời tuyên truyền được pháp luật.
Chính vì vậy, để các tôn giáo phát huy hơn nữa mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, thì Đảng và Nhà nước ta cần tạo điều kiện để xây dựng những ngôi chùa, đền để thể hiện sự quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân, đồng thời giúp quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước được đoàn kết và tốt đẹp hơn.
3. Quy định về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc:
Giống như những cơ quan, tổ chức khác thì trong cơ cấu tổ chức tôn giáo cũng sẽ có quy định về thẩm quyền, điều kiên trình tự để có thể tham gia vào hệ thống quản lý tôn giáo. Cụ thể như sau:
– Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo. Hiến chương của tôn giáo sẽ do cơ sở tôn giáo tự lập nên nhưng vẫn đảm bảo theo đúng với những nội dung của pháp luật nước ta bao gồm tên của tổ chức, tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động, địa bàn hoạt động, trụ sở chính, tài chính, tài sản, người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu…Nhìn chung Hiến chương của tổ chức tôn giáo sẽ có nội dung tương tự như điều lệ của một công ty, doanh nghiệp. Theo đó, những hoạt động liên quan đến việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử sẽ phải theo đúng với quy định của hiến chương, không được trái với quy định của hiến chương.
– Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Việc đảm nhiệm những chức vụ trong hệ thống quản lý của cơ sở tôn giáo có vai trò rất quan trọng chính vì vậy những quy định trên nhằm đảm bảo cho người đảm nhiệm những chức danh có năng lực thật sự, có đạo đức, nhân phẩm vì tôn giáo có tác động rất lớn đến tư tưởng của con người.
– Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo từng trường hợp mà cần đáp ứng các điều liên quan như cơ sở đào tạo, tuân thủ pháp luật…