Chứng minh tội phạm là gì? Trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng? Phân loại tội phạm? Một số quy định liên quan đến các yếu tố cấu thành tội phạm?
Hiện nay, khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều vấn đề phát sinh, đặc biệt là tỷ lệ tphạm tội ngày càng gia tăng. Mặc dù pháp luật nước ta đã có những quy định mang tính răn đe nhưng tình trạng phạm tội không có dấu hiệu thuyên giảm.
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
1. Chứng minh tội phạm là gì?
Để hiểu được khái niệm về chứng minh tội phạm là gì? Tác giả sẽ giới thiệu cho bạn đọc hiểu được khái niệm về tội phạm là gì.
Theo đó Bộ luật tố tụng hình sự có giải thích khái niệm về tội phạm như sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
Như vậy, chứng minh tội phạm được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu thập, kiểm tra, đánh giá, đưa ra các bằng chứng chứng minh để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Đối với bị can, bị cáo, pháp luật quy định có quyền đưa ra chứng cứ để chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình nhưng không buộc phải chứng minh sự vô tội hoặc có tội của mình, mà trách nhiệm này sẽ thuộc về cơ quan có thẩm quyền.
Chứng minh tội phạm dịch sang tiếng Anh có nghĩa như sau: Proof of crime
Cơ quan có thẩm quyền: Competent Authority
Cơ quan Điều tra: Investigation agency
Tòa án: Court
Khái niệm về chứng minh tội phạm được dịch sang tiếng anh như sau:
Criminal proof is understood as the competent authority’s responsibility to collect, examine, evaluate, and present evidences to identify the criminal and the person who commits the crime. For the accused and defendants, the law stipulates that they have the right to present evidence to prove their innocence or reduce their criminal liability, but they are not required to prove their innocence or guilt. This responsibility will rest with the competent authority
2. Trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng:
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng như sau:
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.”
Theo đó cơ quan tiến hành tố tụng theo Bộ luật tố tụng hình sự quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm:
– Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm các cơ quan sau: Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra: Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Các cơ quan của Hải quan; Các cơ quan của Kiểm lâm; Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển; Các cơ quan của Kiểm ngư; Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.
Như vậy, trách nhiệm chứng minh có phạm tội hay không không phải là trách nhiệm của người bị cho là phạm tội mà trách nhiệm này thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội chỉ có quyền chứ không có trách nhiệm phải chứng minh mình vô tội.
3. Phân loại tội phạm:
Hiện nay, pháp luật nước ta quy định có các loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Một số quy định liên quan đến các yếu tố cấu thành tội phạm:
Thứ nhất, cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là hành vi người phạm tội cố tình thực hiện hành vi mặc dù nhận thức được hành vi mình đang thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng mong muốn hậu quả xảy ra theo đúng với nguyện vọng của bản thân. Hoặc có thể nhận thức được hậu quả xảy ra nhưng để mặc cho hành vi đó, tuy có thể không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng cố ý để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ: A đi bên đường thấy em bé đang lội xuống hồ để lấy bong bóng nhưng cố ý để mặc hành vi, tuy bản thân có thể ngăn hành động của bé và nhìn thấy nguy hiểm nhưng vẫn để mặc mà nhìn.
Thứ hai, vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là hành vi mà người thực hiện hành vi vô ý, chủ quan cho rằng hậu quả do hành vi của mình gây ra là không nguy hiểm cho xã hội hoặc có thể không xảy ra bất kỳ hậu quả nguy hiểm nào. Người thực hiện hành vi là người không thể thấy được hậu quả của hành vi mình gây ra mặc dù bắt buộc phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Ví dụ: A là bảo vệ chịu trách nhiệm canh giữ xe cho công nhân của công ty B, tuy nhiên, do quá buốn ngủ mà A đã vào phòng ngủ dẫn đến bị mất xe. Đây là hành vi vô ý phạm tội do xuất phát tự sự chủ quan, tin tưởng rằng sẽ không bị mất xe.
Thứ ba, tuổi chịu trách nhiệm hình sự
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội cướp giật tài sản…
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự 2015 như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm ngươi dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi…
Thứ tư, phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng Điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ năm, chuẩn bị phạm tội theo Điều 14 Bộ Luật Hình sự 2015
– Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những Điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố hoặc thành lâp, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.
– Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các Điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự như các tội xâm phạm an ninh quốc gia về các tội phản bội Tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật độ chính quyền nhân dân, tội gián điệp…và các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, các tội xâm phạm đến sở hữu như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội làm, tàng trữ, vận chuyển lưu hành tiền giả, tội khủng bố, tội băt cóc con tin, tội cướp biển, tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia và tội rửa tiền. Đây là nhóm tội có sự nguy hiểm cao cho xã hội, uy hiểm đến đời sống an ninh, trật tự công cộng của đất nước, sự hòa bình, chủ quyền của quốc gia.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội đối với tội giết người và tội cướng tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự.
Thứ sáu, phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Thứ bảy, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
– Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
– Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Thứ tám đồng phạm
– Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
– Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
– Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
+ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
+ Người giúp sức là người tạo Điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
– Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Thứ chín, che giấu tội phạm
– Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, cố gắng tìm cách che dấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm mặc dù biết người này đang phạm tội và chạy trốn hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, Điều tra, xử lý người phạm tội như cố gắng ngăn cản cơ quan lực lượng bắt đối tượng, dùng hung khí, vũ khí đe dọa… thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định.
– Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định trên, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng về tội che giấu tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Ngoài ra pháp luật nước ta cũng quy định cụ thể trường hợp phát hiện có người phạm tội nhưng không tố giác tội phạm thì cũng sẽ cấu thành hành vi phạm tội. Cụ thể nếu thuộc trong các trường sau đây:
– Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện hành vi phạm tội nhưng vì một vài lý do nào đó mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định về tội không tố giác tội phạm.
– Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định trên trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm đến an ninh quocsp gia hoặc tội là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như tội giết người, hiếp dâm người dưới 16 tuổi…
– Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định trên trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.