Chuyên viên là gì? Nhiệm vụ của chuyên viên? Quy định về ngạch chuyên viên và tương đương?
Chuyên viên là một danh từ được gọi chung cho những người có năng lực chuyên môn sâu để thực cho duy nhất một nhiệm vụ nào đó. Chuyên viên có thể xuất hiện ở các tổ chức phi lợi nhuận và cũng có thể có ở những công ty, doanh nghiệp không ngoại trừ công ty tổ chức nhà nước hay tư nhân. Khi nói về cụm từ chuyên viên ở Việt Nam, người ta còn nhắc nhiều hơn về ngạch chuyên viên. Ngạch chuyên viên thuộc hệ thống quản lý nhà nước, cho nên nó sẽ được phân chia theo từng cấp độ khác nhau. Vậy, chuyên viên là gì và những quy định về ngạch chuyên viên và tương đương.
* Căn cứ pháp lý
– Luật cán bộ, công chức 2008;
– Luật viên chức 2010;
– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức năm 2019;
– Luật phòng, chống tham nhũng 2005;
– Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012;
– Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức;
– Nghị định 110/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức;
– Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
– Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
– Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
– Thông tư 08/2011/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức;
– Thông tư 07/2010/TT-BNV hướng dẫn Quy định tại Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức;
– Thông tư 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Chuyên viên là gì?
Chuyên viên là Ngạch công chức hành chính xếp cho người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học với nhiệm vụ giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ. Chuyên viên phải có trình độ đại học hoặc tương đương, biết một ngoại ngữ (trình độ A).
Chuyên viên được sử dụng trong các ngành nghề như: bác sỹ, kỹ sư, LVN Group, kiến trúc sư, hạ sĩ quan quân đội, y tá, kế toán, giáo dục, nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, các nhân viên xã hội, các nghệ sĩ, chuyên gia thông tin, thủ tư và còn nhiều ngành nghề hơn nữa trong đơn vị hành chính nhà nước.
Tiêu chuẩn để trở thành chuyên viên:
– Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao
– Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao; hiểu được những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý, khoa học quản lý; tổ chức khoa học quản lý
– Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu
– Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả
– Am hiểu thực tiễn, kinh tế – xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước
– Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).
Chuyên viên tiếng Anh có nghĩa là: Specialist.
2. Nhiệm vụ của chuyên viên:
– Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế.
– Xây dựng và đề xuất những phương án cơ chế quản lý một phần hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ trên cơ sở những cơ chế đã có của cấp trên nhằm thể hiện sát với cơ sở gồm các việc:
– Xây dựng các phương án kinh tế – xã hội, các kế hoạch, các quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý.
– Xây dựng các cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế. (Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi các nội dung trên cụ thể, có giới hạn rõ, có độ phức tạp trung bình theo vị trí công tác được xác định).
– Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan.
– Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.
– Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc.
– Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao.
– Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ.
– Tập hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được giao theo dõi để nghiên cứu đề xuất cấp trên. Trực tiếp thực thi thừa hành công vụ, nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.
3. Quy định về ngạch chuyên viên và tương đương:
Theo Luật Cán bộ Công chức năm 2008 thì Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Ngạch chuyên viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp việc cho lãnh đạo các đơn vị (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục…) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ liên quan. Ngạch chuyên viên làm việc từ cấp Quận/ Huyện trở lên đến Cục – Vụ.
Trong ngạch chuyên viên có tới 09 bậc lương, người mới bắt đầu chính thức nắm giữa ngạch này có hệ số lương là 2,34 sau đó tính theo thâm niên công tác sẽ được tăng lương lên các bậc tiếp theo (thông thường 2-3 năm tăng lương một lần). Hệ số lương cao nhất của ngạch chuyên viên là 4,98. Từ 06 năm nắm giữa ngạch chuyên viên, tùy năng lực và yêu cầu của cơ quan, đơn vị sẽ được đề xuất thi lên ngạch chuyên viên chính (những người thuộc diện quy hoạch có thể chuyển ngạch sớm hơn).
Trong hệ thống hành chính thứ bậc của Việt Nam hiện nay, những cán bộ – công chức – viên chức – nhân viên được phân thành từng ngạch (bao gồm những người tương đương về năng lực, nghiệp vụ) và trong một ngạch có các bậc lương tương ứng. Hiện nay ở Việt Nam chủ yếu có 05 ngạch công chức chính:
+ Ngạch Chuyên viên cao cấp (01.001) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên cao cấp, Kiểm toán viên cao cấp, Kế toán viên cao cấp…)
+ Ngạch Chuyên viên chính (01.002) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên chính, Kiểm toán viên chính, Kế toán viên chính…)
+ Ngạch Chuyên viên (01.003) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên, Kiểm toán viên, kế toán viên…)
+ Ngạch Cán sự (01.004) – Hoặc tương đương (VD: Kế toán viên trung cấp, kiểm soát viên trung cấp, Kiểm tra viên trung cấp hải quan…)
+ Ngạch Nhân viên (01.005) – Hoặc tương đương (VD: Nhân viên đánh máy, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn thư…)
* Tiêu chuẩn chung về phẩm chất đạo đức của một người chuyên viên: (Theo điều 4 – Thông tư 11/2014-TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014) quy định như sau:
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính;
– Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
– Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
– Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
* Tiêu chuẩn chuyên môn – nghiệp vụ của người chuyên viên: (Theo điều 6 – Thông tư 11/2014-TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014) quy định như sau:
– Hiểu rõ những quy định của pháp luật, hệ thống chính chị và các chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực quản lý;
– Nắm vững đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao;
– Xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu
– Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý;
– Am hiểu thực tiễn, kinh tế – xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước
– Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).
Để dự thi nâng ngạch lên chuyên viên cần phải có những văn bằng chứng chỉ sau:
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.