Cơ quan dân cử là gì? Vai trò giám sát của cơ quan dân cử?

Cơ quan dân cử là gì? Vai trò giám sát của cơ quan dân cử?

Để có được một nền dân chủ như ngày nay, nhân dân ta đã phải trải qua bao cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng nhân dân ta đã đứng lên dành lấy sự độc lập và xây dựng đất nước.

Căn cứ pháp lý:

  • Hiến pháp 2013.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Cơ quan dân cử là gì?

Trong hệ thống chính trị thì mỗi một tầng lớp trong xã hội đều có một vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc, mọi hoạt động cũng như lợi ích đều phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Bởi lẽ, để có được một nền dân chủ độc lập và phát triển như hiện nay đó chính là dựa vào lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống giặc. Lực lượng quân đội từ nhân dân chính là giá trị cốt yếu quyết định đến sự độc lập của đất nước. Chính vì vậy, Nhà nước ta từ khi thành lập đã luôn nêu cao quan điểm “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Ở Việt Nam hiện này thì cơ quan dân cử hay còn gọi là cơ quan đại biểu nhân dân sẽ bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Và Quốc hội là cơ quan dân cử có quyền lực nhà nước cao nhất, còn Hội đồng nhân dân các cấp chính là cơ quan dân cử ở địa phương và được người dân tham gia bỏ phiếu bầu ra.

Theo đó, cơ quan dân cử là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nhiệm kỳ 5 năm tại địa phương bằng hình thức bỏ phiếu bầu và được nhân dân giao cho nắm giữ quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay sẽ có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Cơ quan dân cử được dịch sang tiếng Anh như sau: Elected body

Bầu cử: Vote

Quốc hội: Congress

Hội đồng nhân dân các cấp: People’s Councils at all levels

Khái niệm về cơ quan dân cử được dịch sang tiếng anh như sau:

The elected body is an agency directly elected by the people for a term of five years in the locality by way of voting and assigned by the people to hold state power. In Vietnam today, there will be a National Assembly and People’s Councils at all levels.

2. Vai trò giám sát của cơ quan dân cử:

Như đã trình bày ở trên, cơ quan dân cử sẽ bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây chính là hai cơ quan có vai trò rất quan trọng đối với đất nước, là cơ quan đại diện cho tiếng nói của nhân dân trong cả nước. Chính vì vậy, hoạt động giám sát chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan dân cử. Chức năng giám sát được sinh ra một cách muộn màn hơn so với chức năng lập pháp và không tuân theo bất cứ một lý thuyết nào có trước, kể cả các học thuyết phân quyền.

Hiện nay, theo cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở các quốc gia thường được cấu thành từ ba bộ phận đó là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Và dù theo mô hình nào đi chăng thì Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều sẽ do nhân dân bầu ra thông qua bầu cử, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, cho nên mới được coi là cơ quan dân cử.

Và ngày từ thời kỳ cách mạng tư sản trong tác phẩm nổi tiếng “Chính thể đại diện”, nhà triết học người Anh đã khẳng định rằng: “Thay cho chức năng cai trị không thích hợp, chức năng đích thực Quốc Hội là giám sát và kiểm soát Chính Phủ, soi lê ánh sáng công khai các hành vi cai trị, buộc Chính phủ phải giải trình, khi bất cứ ai đó thấy chúng đáng nghi ngờ, đáng lên án và cảnh báo những thành viên Chính phủ lạm dụng sự tín nhiệm trong các công việc được giao hay thực hiện xung đột với lợi ích quốc gia, thì phải đuổi họ ra khỏi nhiệm sở và bổ nhiệm những người kế nhiệm. Rõ ràng đây là quyên lực dư dật và đủ an toàn cho một nền an ninh tự do của quốc gia.”

Chính vì vậy, giám sát của cơ quan dân cử được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bởi lẽ, hoạt động giám sát luôn cần phải đảm bảo sự công bằng, minh bạch. Mục tiêu của nhà nước quy định của pháp quyền đó quyền lực của nhà nước phải bị kiểm soát bằng các quy định của pháp luật mà trước hết là các quy định của Hiến pháp. Nó cho phép các nhà lãnh đạo có quyền chất vấn quan chức của Chính phủ về những hành động và quyết định của họ. Mọi hoạt động như phê chuẩn ngân sách, đề xướng chính sách, tiến hành điều trần về những vấn đề bức xúc và chấp thuận chỉ định người vào tòa án, các bộ, cơ quan ngang bộ…

Chính vì hoạt động giám sát luôn được nâng cao. Cơ quan dân cử chính là những cơ quan đại diện nhân dân, thay nhân dân thực hiện quyền quản lý và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.

Đây chính là cơ quan do chính nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hoạt động bầu cử, bầu ra những cử tri phù hợp, tin tưởng để thay mình thực hiện chức năng đại diện. Hoạt động bầu cử tại nước ta diễn ra theo nhiệm kỳ 05 năm. Trước ngày bầu cử, cơ quan có chức năng sẽ có nhiệm vụ kêu gọi toàn dân có đủ điều kiện để thực hiện quyền lợi của mình. Tuyên truyền và nêu rõ tầm quan trọng của việc bầu ra những người đại diện mình tham gia quản lý nhà nước, đó chính là người mà bản thân họ sẽ thay mỗi người dân đưa ra những lợi ích chung cho cộng đồng, không vì bất kỳ cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào. Mọi hoạt động giám sát của cơ quan dân cử chính là thay nhân dân giám sát, đảm bảo cho những hoạt động, xây dựng chính sách phù hợp có lợi cho nhân dân, cho Nhà nước, không để xảy ra bất kỳ hành vi lợi dụng chức quyền, tham ô, tham nhũng mà ảnh hưởng xấu đến lợi ích của nhân dân.

Công cụ giám sát của cơ quan dân cử hiện nay rất đang đa dạng. Tại một số quốc gia hoạt động giám sát được sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau và việc sử dụng những công cụ này ở từng quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào mô hình nhà nước. Một số công cụ quản lý hiệu quả nhất đó chính là chất vấn, các phiên hỏi, thành lập các cơ quan điều tra, thanh tra, điều trần tại các ủy ban nhân dân các cấp…Việc sử dụng những công cụ để giám sát trên đã mang lại những hiệu quả tích cực, nhiều kiến nghị của cử tri được đưa đến cơ quan có chức năng thẩm quyền cao hơn để có thể xem xét, áp dụng, theo dõi, đánh giá và xem xét hoạt động giải quyết kiến nghị của cử tri của cơ quan, tổ chức, cá nhân, qua đó kịp thời có những biện pháp để bảo đảm quyền lợi của cử tri.

Bên cạnh đó, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động giải quyết kiến nghị của cử tri của cơ quan, tổ chức, cá nhân, qua đó kịp thời có những biện pháp để bảo đảm quyền lợi của cử tri.

Hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cư tri phải được tiến hành theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho hoạt động giám sát tiến hành một cách khách quan, tránh tuỳ tiện, vì lợi ích cá nhân,

Hiện nay, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 đã quy định khá cụ thể về hình thức, trình tự giám sát cũng như nhiệm vụ và quyền hạn của các bên tham gia giám sát đối với giải quyết kiến nghị của cử tri.

Việc nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân người cán bộ chính là cơ sở quan trọng để có thể giúp người dân truyền tải những nội dung thiết thực với thực tế của từng địa phương. Chỉ khi nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giám sát thì mới có thể có được những đóng góp, kiến nghị của cử tri. Tất cả vì lợi ích của người dân chính vì vậy ý kiến, quan điểm của dân chính là những đóng góp thiết thực nhất cho chính sách quản lý cũng như vận hành. Phải coi giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri như là một động lực phát triển, để ngăn chặn mọi yếu kém, khuyết điểm của các cơ quan, chứ không phải nhằm tìm tòi những mặt yếu kém, mặt chưa tốt như nhận thức lâu nay của một số cá nhân, tổ chức.

Hiện nay với tình hình nắng nóng và dịch bệnh diễn biến phức tạp thì việc đưa ra những chính sách cấp bách cùng với hoạt động giám sát là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, công tác quản lý, thực hiên các dự án đầu tư-kinh doanh hạ tầng đô thị và một số chủ trương, biện pháp về nâng cao hiệu quả quản lý các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở; thực hiện Luật Bình đẳng giới; chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án hình sự và dân sự.

Bên cạnh nhiệm vụ giám sát của cơ quan dân cử thì việc tăng cường công tác giám sát  các kiến nghị của cử tri đưa ra là vô cùng cần thiết. Việc giám lấy ý kiến của người dân chỉ được hiệu quả khi những đóng góp này được đưa giải quyết để bảo vệ quyền lợi của người dân cũng như lợi ích chung của cả cộng đồng.

Một số kiến nghị được đưa ra trong tình hình hiện nay đó chính là việc khai thác cũng như trồng rừng tại mỗi địa phương chưa được hiệu quả, tình trạng vi phạm giao thông dẫn đến những tai nạn thương vong vẫn tiếp diễn theo chiều hướng tăng, ý thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh Covid còn quá kém…đây chính là nội dung của nhiều cử tri đưa ra tại các buổi tiếp xúc cư tri.

Như vậy, vai trò của chức năng giám sát của cơ quan dân cử là vô cùng cần thiết và phải được nâng cao bằng nhiều công cụ quản lý hơn. Việc tổ chức các buổi tiếp xúc cư tri hay lấy ý kiến của nhân dân về một vấn đề cần phải được quy mô hơn, công bằng, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc mọi người dân đều được hiểu và biết được giá trị ý kiến của bản thân đối với sự phát triển của một quốc gia. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của người làm lãnh đạo, đại biểu cũng có vai trò rất quan trọng. Đảng và nhà nước ta cần đưa ra nhiều biện pháp răn đe hơn để quản lý và giám sát đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com