Cố ý phạm tội là gì? Thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Cố ý phạm tội là gì? Thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội?

Cố ý phạm tội là gì? Thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội?

Cố ý phạm tội là gì? Thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội? Một số quy định liên quan đến tội phạm?

Hiện nay, tỷ lệ phạm tội tại nước ta đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Chính vì vậy, việc quy định và phổ biến pháp luật trên các thông tin đại chúng đối với người dân nước ta rất quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng người dân do không biết luật vẫn xảy ra thường xuyên, đặc biệt là việc cố ý hoặc vô ý mà phạm tội. Vậy, cố ý phạm tội là gì? Thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Cố ý phạm tội là gì?

Theo đó, vô ý phạm tội là hành vi mà theo đó người thực hiện hành vi nhận thức rõ được hành vi của mình gây ra là nguy hiểm cho xã hội, thấy rõ được hâu quả của hành vi đó nhưng vẫn để mặc cho xảy ra và mong muốn hậu quả xảy ra. Hoặc thấy trước được hậu quả có xảy ra do hành vi đó nhưng vẫn để mặc.

Cố ý phạm tội được dịch sang tiếng Anh như sau: “Intentionally committing a crime”

Vô ý phạm tội: “Unintentional crime”

Bộ luật hình sự: “Criminal Code”

Dấu hiệu: “Signal”

Yếu tố: “Element”

2. Thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội:

Thứ nhất, cố ý phạm tội

Hiện nay, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cố ý phạm tội như sau:

“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

Một, lỗi cố ý trực tiếp:

Là lỗi của một người khi thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, có nhận thức được hành vi mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Xét về lý trí:

Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm về hành vi mình thực hiện, thấy được trước hậu quả. Được hiểu là khi thực hiện hành vi, người thực hiện biết được hành vi gây hại, đi ngược lại lợi ích, yêu cầu và chuẩn mực xã hội. Phụ thuộc vào khả năng nhận thức được hành vi là phẩm chất đặc trưng của mọi người về sự phát triển bình thường, điều cần đặc biệt nhấn mạnh là sự nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không có nghĩa phải nhận được tính trái pháp luật của hành vi

– Xét về ý chí:

Người phạm tội, họ mong muôn hậu quả mà họ đã “thấy trước” nguy hiểm cho xã hội xảy ra, đã hình dung ra khi thực hiện hành vi đó sẽ xuất hiện trên thực tế. Xác định tồn tại trong ý thức của chủ thể việc mong muốn xuất hiện hậu quả nào đó là vấn đề rất phức tạp, thông thường người ta phải tìm hiểu, đánh giá, phân tích toàn bộ các tình tiết khách quan điển hình của hành động ý chí và cả những xử sự sau đó khi xảy ra hành vi của chủ thể.

Là lỗi của một người khi thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

– Xét về lý trí: 

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiếm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra mà vẫn để nó xảy ra.

– Xét về mặt ý chí:

Người phạm tội để mặc cho hậu quả xảy ra, được hiểu là dù hậu quả xảy ra hay không thì đối với người phạm tội đều có ý nghĩa như nhau, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xuất hiện trên thực tế hay không thì người phạm tội cũng đều chấp nhận. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội theo đuổi mục đích khác vì thế họ nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích của mình nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận để cho hậu quả xảy ra.

Hai, lỗi cố ý gián tiếp

Là lỗi của một người khi thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

– Xét về lý trí: 

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiếm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra mà vẫn để nó xảy ra.

– Xét về mặt ý chí:

Người phạm tội để mặc cho hậu quả xảy ra, được hiểu là dù hậu quả xảy ra hay không thì đối với người phạm tội đều có ý nghĩa như nhau, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xuất hiện trên thực tế hay không thì người phạm tội cũng đều chấp nhận. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội theo đuổi mục đích khác vì thế họ nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích của mình nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận để cho hậu quả xảy ra.

Thứ hai, vô ý phạm tội

Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”

Một, lỗi vô ý vì quá tự tin

Người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Xét về lý trí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin, họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Có nghĩa là chủ thể nhận thức được rằng tính nguy hiểm cho xã hội của chính hành vi mà mình thực hiện.

– Xét về ý chí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin là không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn chủ quan cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc lúc xảy ra có thể ngăn ngừa được.

Hai, lỗi vô ý do cẩu thả:

Người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

– Xét về lý trí: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội

– Xét về ý chí: Người phạm tội tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nguy hiểm cho xã hội, nhưng phải thấy trước và có thể thấy trước về hậu quả đó.

3. Một số quy định liên quan đến tội phạm:

Thứ nhất, phân loại tội phạm

– Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Thứ hai, tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự.

Thứ ba, phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ tư, chuẩn bị phạm tội

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ năm, phạm tội chưa đạt

– Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

– Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Thứ sáu, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group về cố ý phạm tội là gì, thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com