Con chung là gì? Cách xác định con chung của vợ chồng? Nếu trong trường hợp chồng không nhận con thì phải làm sao? Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi xác định con chung? Phương thức cấp dưỡng nuôi con chung? Mức cấp dưỡng là bao nhiêu?
Con sinh ra sau khi ly hôn có phải là con chung không? Đây là vấn đề được tất cả các cặp vợ chồng quan tâm sau khi ly hôn để bảo về quyền và nghĩa vụ của các bên. Bài viết dưới đây sẽ trình bay rõ về vấn đề nay
LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191
1. Con chung là gì?
Con chung là con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc con do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân. Với khái niệm này, Luật hôn nhân hiện tại xác định con chung là con được mang thai và/hoặc sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (tính từ thời điểm có giấy tờ kết hôn hợp pháp).
2. Căn cứ xác định con chung:
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha mẹ như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định“
Con được coi là con chung của hai vợ chồng khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, việc xác định con chung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ghi nhận mối quan hệ cha, mẹ, con và là căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh như: giải quyết các án kiện về ly hôn, chia tài sản thừa kế, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng…Căn cứ vào nội dung này ta có thể xác định nếu con sinh ra sau trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày ly hôn thì vẫn được coi là con chung của vợ chồng.
Nếu căn cứ vào đó vẫn không xác định được con chung thì có thể thực hiện thủ tục giám định ADN để xác định con chung.
3. Nếu trong trường hợp chồng không nhận con thì phải làm sao?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã nêu trên, nếu chồng cũ không nhận đứa trẻ bạn sinh ra là con chung thì anh ta phải có bằng chứng và được Tòa án xác định. Vậy, khi chồng cũ cố tình không nhận thì vợ có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án để xác định cha con cho con của mình, kèm theo đơn khởi kiện thì bạn cần chuẩn bị các chứng cứ để chứng minh đứa trẻ là con của chồng cũ mà chứng cứ rõ ràng và chuẩn xác nhất là kết quả xét nghiệm ADN, bạn có thể tự mình hoặc đề nghị Tòa án giám định ADN của đứa trẻ theo quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.”
Tóm lại, nếu kết quả trưng cầu giám định xác định chồng cũ và đứa trẻ có quan hệ huyết thống thì Tòa án sẽ xác định quan hệ cha con trong trường hợp này, dù chồng cũ dù cho có cố tình không nhận thì cũng phải thực hiện những nghĩa vụ đối với con của mình, nếu không thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
4. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi xác định con chung:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Thông thường khi con cái không sống chung với cha mẹ thì nghĩa vụ nuôi dưỡng trở thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa là nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra đối cha/ mẹ – người không trực tiếp nuôi dạy đứa trẻ. Vậy, làm sao để xác định ai là người có quyền nuôi dạy đứa trẻ, ai là người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
Trường hợp 1: Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Hai bên tự thỏa thuận hoặc Tòa án chỉ định người trực tiếp nuôi con dựa trên các căn cứ sau:
- Các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được.
- Đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ kể cả về vật chất và tinh thần.
Trường hợp 2: Người trực tiếp nuôi con đồng thời cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng.
“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Tòa án xem xét việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người trực tiếp nuôi con dựa trên:
- Mức độ vi phạm. Những vi phạm này phải chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để có thể yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi
- Có yêu cầu Tòa án yêu cầu bên trực tiếp nuôi con từ bên không trực tiếp nuôi con thực hiện cam kết thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con một khoản tối thiểu để đảm bảo nh cầu thiết yếu và cơ bản của con.
Điều này nhằm đảm bảo việc nuôi con của bên trực tiếp nuôi con có trách nhiệm hơn, tránh trường hợp bỏ bê, không quan tâm con cái do thù ghét chồng/vợ trước hoặc lấy lý do đời sống khó khăn để yêu cầu mức cấp dưỡng cao hơn.Lưu ý: nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ này thì tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Vậy có khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra hay không?
Trong trường hợp giải quyết ly hôn do vợ hoặc chồng mất tích thì nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra, tức là bên còn lại sẽ nghiễm nhiên có nghĩa vụ nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; bởi người mất tích đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trên thực tế gây ảnh hưởng và không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đứa con do không được hưởng khoản cấp dưỡng nào từ người mất tích cho các nhu cầu, quyền và lượi ích hợp pháp cơ bản.
Do đó, khi cha hoặc mẹ không sống chung với con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
5. Phương thức cấp dưỡng nuôi con chung:
Phương thức cấp dưỡng được xác định ưu tiên qua sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo quy định tại Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có hai phương thức cấp dưỡng:
- Cấp dưỡng theo định kỳ:
Đến kỳ cấp dưỡng cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án gỉai quyết.
- Cấp dưỡng một lần
Phương thức cấp dưỡng một lần thuận tiện và có lợi cho trẻ hơn so với phương thức cấp dưỡng định kì, tránh tình trạng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng và trẻ và người trực tiếp nuôi con được hưởng phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khaonr tiền cấp dưỡng đó. Tuy nhiên do số tiền cấp dưỡng theo phương thức này có giá trị tương đối lớn nên chỉ phù hợp khi người cấp dưỡng có điều kiện kinh tế.
6. Mức cấp dưỡng là bao nhiêu?
Tương tự như cách xác định phương thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo quy định Điều 116 Luật hôn nhân và gia đinh năm 2014 về mức cấp dưỡng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người đã chấp nhận mức cấp dưỡng thấp hơn những nhu cầu thiết yêu của con trên thực tế, thậm chí là không yêu cầu cấp dưỡng với mong muốn có được quyền nuôi con. Điều này đồng thời vi phạm nghiêm trọng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng như gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ.