Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia? Thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng?
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Do đó, Nhà nước cần sử dụng công cụ để quản lý doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung. Một trong các công cụ đó chính là quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Nói cách khác, hoạt động đăng ký doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước thiết lập thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký, để từ đó thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước với mục tiêu vừa đảm bảo tự do kinh doanh của doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích nhiều mặt của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, hoạt động đăng ký doanh nghiệp cũng như công bố nội dung đăng ký doanh đều được công bố trên cổng thông tin quốc gia. Vậy công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia”
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật doanh nghiệp 2020.
+ Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
– Tại Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia, theo đó pháp luật quy định sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật thì trên cổng thông tin quốc gia sẽ nêu rõ về những nội dung được công bố sau khi doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau cơ bản như: (1) ngành, nghề kinh doanh, (2) danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có). Những thông tin được công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và từ đó mọi người có thể truy cập vào trang cổng thông tin quốc gia để biết được quá trình cũng như thời gian, những nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì chủ thể tiến hành đăng ký doanh nghiệp đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện. Trên thực tế, có những rường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp vì một số lý do và được trả lại hồ sơ theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, đồng thời những thông tin này cũng được công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
– Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của pháp luật.
– Thủ tục ĐKDN qua mạng điện tử bao gồm các bước như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị để thực hiện thủ tục ĐKDN qua mạng điện tử; Bước 2: Kê khai và nộp hồ sơ SƠ ĐKDN qua mạng điện tử; Bước 3: Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử và nhận kết quả.
* Bước 1: Chuẩn bị để thực hiện thủ tục ĐKDN qua mạng điện tử Giai đoạn này, cá nhân, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:
Thứ nhất, đăng ký tài khoản đăng nhập Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN (tài khoản thông thường). Dù thực hiện thủ tục ĐKDN bằng phương thức sử dụng chữ ký công cộng hay sử dụng tài khoản ĐKKD, tổ chức, cá nhân đều cần thực hiện thủ tục đăng ký tài khoản đăng nhập Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN. Các thao tác kỹ thuật cụ thể được hướng dẫn và đăng tải công khai tại mục Hỗ trợ của Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN4,
Thứ hai, chuẩn bị công cụ để ký xác thực hồ sơ ĐKDN trong quá trình thực hiện Bước 2 của thủ tục ĐKDN qua mạng điện tử. Cụ thể, trường hợp thực hiện thủ tục ĐKDN sử dụng chữ ký số công cộng. người ký xác thực hồ sơ cần chuẩn bị thiết bị là chữ ký số công cộng (token) và gắn thiết bị đó vào tài khoản thông thường đã được tạo lập. Cá nhân có thể liên hệ các đơn vị cung cấp chữ ký số công cộng như: Viettel, VNPT, Bkav CA, FPT…để sở hữu chữ ký số công cộng của riêng mình.
* Bước 2: Kê khai và nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử
Khi thực hiện bước này, người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền sử dụng chữ ký số công cộng/Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số/xác thực hồ SO ĐKDN qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN. Cụ thể quy trình như sau:
Thứ nhất, tạo hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử: Để tạo hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử, tổ chức, cá nhân cần thực hiện trình tự như sau: 1) Chọn phương thức nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử (sử dụng chữ ký số công cộng hay sử dụng tài khoản ĐKKD); 2) Chọn loại ĐKDN qua mạng điện tử (Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc hay đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc); 3) Chọn tài liệu sẽ nộp trong hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử (phù hợp với từng loại thủ tục ĐKDN); 4) Xác nhận thông tin đăng ký.
Thứ hai, kê khai thông tin trong hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử. Tổ chức, cá nhân lưu ý: các thông tin trong hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử cần được nhập chính xác và thống nhất với thông tin trong các văn bản điện tử sẽ được tải lên, nhằm tránh trường hợp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử không hợp lệ do vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba, tải văn bản điện tử. Khi nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử, người dùng cần tải lên đầy đủ văn bản điện tử theo quy định về thành phần hồ sơ (giống như hồ sơ bản giấy). Văn bản điện tử cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.
Thứ tư, ký/ xác thực vào hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử. Sau khi kiểm tra thông tin hồ sơ ĐKDN đã được nhập đầy đủ và chính xác, người đã được đăng ký là người ký/xác thực hồ sơ tại bước kê khai thông tin hồ sơ ở trên thực hiện ký/xác thực vào hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử. Lúc này hồ sơ chuyển sang tình trạng “đã ký/đã xác thực” sau khi ký/xác thực thành công. Theo đó, người nộp hồ sơ đã hoàn thành toàn bộ giai đoạn chuẩn bị và có thể nộp hồ sơ vào Phòng ĐKKD.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và chuyển sang Bước 3 trong thủ tục ĐKDN qua mạng điện tử.
* Bước 3: Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử và nhận kết quả
Phòng ĐKKD có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sợ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp GCNĐKDN, Phòng ĐKKD gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng ĐKKD thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp GCNĐKDN. Doanh nghiệp có thể theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ bằng cách xem trạng thái hồ sơ trên màn hình danh sách hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử của mình.
Khi có Thông báo của Phòng ĐKKD về việc cấp GCNĐKDN thì:
+ Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng: Doanh nghiệp đến Phòng ĐKKD để nhận kết quả là GCNĐKDN, Giấy xác nhận thay đổi nội dung ĐKDN.
+ Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản ĐKKD: Người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ ĐKDN (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử đến Phòng ĐKKD. Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng ĐKKD đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu muc ho sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao GCNĐKDN cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất. Hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp GCNĐKDN mà Phòng ĐKKD không nhận được hồ sơ bằng bản giấy*. Quy định nộp hồ sơ bản giấy được áp dụng đối với tất cả các thủ tục ĐKDN qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản ĐKKD, trừ trường hợp thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu. Nói cách khác, khi thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu, doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ bằng bản giấy đến phòng ĐKKD….