Cộng đồng Châu Âu (EC) là gì? Đặc điểm Cộng đồng châu Âu (EC)? Liên minh Châu Âu?
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức được thành lập với mục đích thương mại và phi thương mại. Một số tổ chức kinh tế được thành lập dựa theo mục đích chung, một số khác sẽ được thành lập dựa vào khu vực…Tuy nhiên, các tổ chức này được thành lập công khai và không quá khó để có thể tìm hiểu các thông tin liên quan đến các tổ chức này.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
1. Cộng đồng Châu Âu (EC) là gì?
Cộng đồng châu Âu trong tiếng Anh là European Community – EC.
Cộng đồng châu Âu là một cộng đồng được thành lập vào năm 1967 bao gồm ba tổ chức của Liên minh châu Âu (EU), nhằm giải quyết các chính sách và quản lí theo hình thức cộng đồng tất cả các quốc gia thành viên.
Cộng đồng Châu Âu được dịch sang tiếng Anh như sau: European Community
Liên minh Châu Âu: European Union
Thành viên: Member
Cơ cấu tổ chức: Organizational structure:
Quyền lợi: Right
Nghĩa vụ: Duty
2. Đặc điểm Cộng đồng châu Âu (EC):
Cộng đồng châu Âu được phát triển sau Thế chiến thứ II với ý tưởng rằng một châu Âu thống nhất hơn sẽ đoàn kết với nhau hơn.
Cộng đồng châu Âu ban đầu bao gồm ba tổ chức riêng biệt.
– Đầu tiên là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) còn được gọi là thị trường chung, và nó được thành lập để thống nhất các nền kinh tế của châu Âu.
– Thứ hai là Cộng đồng Than và Thép châu Âu, được thành lập ra để điều chỉnh và quản lí các hoạt động sản xuất trên khắp các quốc gia thành viên.
– Cuối cùng là Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, được thành lập để thiết lập một thị trường chung cho năng lượng hạt nhân.
Các tổ chức hiệp ước kết hợp với nhau nhằm đảm bảo các chính sách ban hành công bằng và được thực thi trên toàn bộ các quốc gia thành viên.
3. Những điều cần biết về Cộng đồng Châu Âu (EC):
- Lịch sử hình thành
EC được phát triển sau Thế chiến II với hy vọng rằng một châu Âu thống nhất hơn sẽ khó xảy ra chiến tranh với nhau hơn. Hội Đồng Châu Âu ban đầu bao gồm ba tổ chức. Đầu tiên là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), còn được gọi là thị trường chung, và nó hoạt động để thống nhất các nền kinh tế của châu Âu. Thứ hai là Cộng đồng Than và Thép châu Âu, và nó được đưa ra để cố gắng điều chỉnh các hoạt động sản xuất trên khắp các quốc gia thành viên. Cuối cùng, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập để thiết lập một thị trường cho năng lượng hạt nhân. Các tổ chức hiệp ước này đã làm việc cùng nhau để đảm bảo các chính sách công bằng và thậm chí được ban hành và thực thi trên khắp các quốc gia tham gia.
Khi Cộng đồng châu Âu được thành lập vào năm 1957, có sáu quốc gia trong danh sách: Bỉ, Đức, Pháp, Ý, Luxembourg và Hà Lan. Năm 1993, Cộng đồng Châu Âu được đưa vào Liên minh Châu Âu (EU). Tính đến năm 2018 đã có 28 quốc gia tại EU, bao gồm sáu quốc gia ban đầu cũng như Áo, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Demark, Estonia, Phần Lan, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Bồ Đào Nha , Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.
- Các thành viên Cộng đồng châu Âu (EC)
Khi Cộng đồng châu Âu được thành lập vào năm 1957, có sáu quốc gia trong danh sách thành viên là: Bỉ, Đức, Pháp, Ý, Luxembourg và Hà Lan. Năm 1993, Cộng đồng Châu Âu được đưa vào Liên minh Châu Âu (EU).
Tính đến năm 2018, EC đã có 28 quốc gia nằm trong EU, bao gồm sáu quốc gia ban đầu.
Các quốc gia thành viên của EC tính đến hiện tại gồm 6 thành viện thuở ban đầu với Áo, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Demark, Estonia, Phần Lan, Hi Lạp, Hungary, Ireland, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Bồ Đào Nha , Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.
- Trường hợp Vương Quốc Anh
Vào ngày 23 tháng 6 năm 2016, Vương quốc Anh đã bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu, một động thái được báo chí gọi là Brexit.
Anh dự kiến sẽ rút khỏi liên minh vào ngày 29 tháng 3 năm 2019. Tuy nhiên phải đến ngày 31 tháng 1 năm 2020, Vương quốc Anh mới chính thức rời Liên minh châu Âu (EU).
Khi đã rút khỏi Liên minh châu Âu, công dân của Vương quốc Anh sẽ phải tuân theo các qui định khác nhau về thương mại, an ninh khi đi du lịch trong các quốc gia thành viên EU.
4. Liên minh Châu Âu:
- Lịch sử của Liên minh Châu Âu
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union; còn được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU), là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC) trên nền tảng chủ nghĩa toàn cầu hóa nói riêng và chủ nghĩa tư bản nói chung. Với hơn 430 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP).
Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn.[14] EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp[16] và phát triển địa phương. 19 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G7, G20 và Liên Hiệp Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu.
Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.
- Thành viên
Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là “Ngày châu Âu”.
Ban đầu, Liên minh Châu Âu bao gồm 06 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức,Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007, tăng lên thành 27.
Năm 2013, tăng lên thành 28. Từ 31 tháng 1 năm 2020, EU có 27 thành viên do Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi EU.
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập và theo bảng chữ cái tiếng Việt.
- 1957: Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý.
- 1973: Đan Mạch, Ireland.
- 1981: Hy Lạp.
- 1986: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
- 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
- 1/05/2004: Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia
- 1 tháng 1 năm 2007: Bulgaria, Romania.
- 1 tháng 7 năm 2013: Croatia.
- Cơ cấu tổ chức
Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu. Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu – quyền lập pháp – thuộc về Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu (trong tiếng Anh, cần tránh nhầm lẫn giữa “Council of the European Union” bản chất thuộc về các quốc gia thành viên và “European Council” bản chất thuộc về Liên minh châu Âu). Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu (tiếng Anh, “eurozone”) được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu. Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan – quyền tư pháp – được thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu. Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù.
- Hệ thống pháp luât
Cơ sở pháp lý hình thành Liên minh châu Âu là các hiệp ước được ký kết và phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Các hiệp ước đầu tiên đánh dấu sự thành lập Cộng đồng châu Âu và Liên minh châu Âu. Các hiệp ước kế tiếp chỉnh sửa và bổ sung các hiệp ước đầu tiền ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đó chính là những hiệp ước tạo ra các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu cũng như cung cấp cho các thể chế chính trị đó thẩm quyền thực hiện các mục tiêu và chính sách đã đặt ra ngay trong chính các hiệp ước. Những thẩm quyền này bao gồm thẩm quyền lập pháp ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và công dân của các quốc gia thành viên đó. Liên minh châu Âu có đầy đủ tư cách pháp nhân để ký kết các thỏa thuận và điều ước quốc tế.
Căn cứ theo nguyên tắc “uy quyền tối cao” (tiếng Anh, “supremacy”), tòa án của các quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng đắn tất cả quy định và nghĩa vụ đặt ra tuân theo các hiệp ước mà quốc gia thành viên đó đã phê chuẩn, kể cả khi điều đó gây ra các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật nội địa, thậm chí trong vài trường hợp đặc biệt là hiến pháp của một số quốc gia thành viên.
COPY Wikipedia