Công quyền là gì? Hệ thống cơ quan công quyền bao gồm những cơ quan nào?

Công quyền là gì? Hệ thống cơ quan công quyền bao gồm những cơ quan nào?

Quyền lực nhà nước là một trong những vấn đề tế nhị và được nhiều người quan tâm nhất. Bởi một đất nước để có thể phát triển và phồn thịnh thì việc xây dựng hệ thống chính trị cũng như đạo đức người cán bộ rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay một số đội ngũ cán bộ nhà nước có hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng quyền lực của người dân để giải quyết các vấn đề trong đời sống hằng ngày, từ đó tạo ánh nhìn không tốt của người dân đối với chính quyền.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Căn cứ pháp lý:

  • Hiến pháp 2013;
  • Văn bản hợp nhất số 22/VBHN –VPQH Luật tổ chức chính quyền địa phương;

1. Công quyền là gì?

Trước khi giúp các bạn hiểu về khái niệm công quyền là gì, tác giả xin giới thiệu cho các bạn hiểu về khái niệm Công là gì và Quyền là gì?

Công là thuật ngữ nhằm biểu thị khái niệm chung, tất cả, là một vấn đề nào đó được sử dụng cho toàn thể người dân, không loại trừ bất kỳ chủ thể nào.

Quyền được hiểu là cụm từ chỉ quyền lực của một hệ thống chính trị của một quốc gia. Đây là yếu tố gắn liền với một quốc gia mà không thể tách rời, mục đích nhằm đảm bảo cho các hoạt động trong đời sống được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có một hệ thống chính trị đảm bảo những điều đó.

Như vậy, công quyền chính là biểu thị cho khái niệm quyền lực nhà nước hay là các cơ quan quyền lực nhà nước.

Hiện nay, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhà nước ta có một hệ thống chính trị duy nhất do đó sẽ có duy nhất một quyền lực nhà nước. Đây là quyền lực chung của cả cộng đồng được nhà nước quản lý nhằm duy trì mọi vấn đề trong đời sống xã hội như kinh tế, giáo dục, xã hội, y tế…

Công quyền được dịch sang tiếng anh như sau: The right

Khái niệm về công quyền được dịch sang tiếng anh như sau:

Public authority is the expression of the concept of state power or state organs of power.

2. Hệ thống cơ quan công quyền bao gồm những cơ quan nào?

Quyền lực nhà nước được vận hành, thực thi thông qua một bộ máy nhà nước được xây dựng chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả. Và hiện nay tại nước ta theo quy định của tại Điều 2 của Hiến pháp 2013 thì quyền lực nhà nước được phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cụ thể:

“Điều 2.

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2.Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3.Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

Các cơ quan này sẽ phối hợp với nhau để cùng thực hiện quyền lực nhà nước. Đứng đầu nhánh Lập pháp sẽ là Quốc hội, Hành pháp là Chính phủ và Lập pháp là Tòa án nhân dân các cấp.  Ngoài ra sẽ có các cơ quan giúp việc khác như Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân các cấp…

Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 của Hiến pháp 2013 quy định thì “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.”

Như vậy, cơ quan công quyền hay còn gọi là cơ quan quyền lực nhà nước sẽ bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bởi đây là quyền lực công tức là bao gồm cả quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân. Và hai cơ quan này chính là hai cơ quan do nhân dân bầu ra để đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực của mình.

Thứ nhất, Quốc hội

Căn cứ theo quy định của Hiến pháp tại Điều 69 thì Quốc hội được hiểu  là Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Theo đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đừng đầu nhánh lập pháp, chịu trách nhiệm thông qua những vấn đề quan trọng của đất nước. Chính vì vậy mà nhân dân là chủ thể của quyền lực của nhà nước do Quốc hội là cơ quan do nhân dân bầu lên. Cũng theo đó, mà Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và chịu trách nhiệm giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.

Một, cơ cấu tổ chức

 Giống như những cơ quan quyền lực khác Quốc hội sẽ có các cơ quan như sau:

  • Ủy ban thường vụ Quốc hội, đây là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm đối với những vấn đề được Quốc hội giao. Về cơ cấu thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ do Chủ tịch Quốc hội đứng đầu, sau đó sẽ có các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên. Những người này sẽ được bầu cử theo nhiệm kỳ 05 năm và thực hiện các nhiệm vụ được quy định theo Luật Tổ chức quốc hội.
  • Hội đồng dân tộc: Đây là cơ quan của Quốc hội bao gồm Chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy quyền. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Và nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc chính là thực hiện việc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc, thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ví dụ như: Kiến nghị các chế độ ưu đãi cho đồng bào dân tộc sinh sống miền núi về vay vốn, đầu tư cơ sở y tế, giáo dục hoặc đào tạo, giới thiệu công ăn việc làm…
  • Đại biểu quốc hội: Đây là những cá nhân được nhân dân tin tưởng và trực tiếp bầu ra. Đây là những người có ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với các cử tri tại địa phương, vì đây là những người chịu sự giám sát của cử tri, tiếp thu những đóng góp, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Đề xuất những chính sách hay ưu đãi tại địa phương, hay phản ánh những vấn đề đang gặp phải, những chính sách chưa thật sự hiệu quả…Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm trả lời yêu cầu và các kiến nghị của cử tri tại địa phương tại những buổi tiếp xúc cử tri. Bên cạnh đó, Đại biểu quốc hội còn phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật tại địa phương.

Hai, nhiệm vụ của Quốc hội

Nhiệm vụ của Quốc hội được quy định chi tiết tại Điều 70 của Hiến pháp 2013 như sau:

– Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

– Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

– Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Các quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.

Ngoài ra còn có các nhiệm vụ về bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm các chức danh quan trọng như chủ tịch nước, phó Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ,…quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước…

Như vậy, nhìn chung quyền hạn và nhiệm vục của Quốc hội luôn chịu trách nhiệm quản lý, giám sát những vấn đề quan trọng của đất nước trên mọi lĩnh vực. Do đó, mà người đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội là người có đầy đủ phẩm chất, đạo đức và có tài thật sự mới có thể xây  dựng một nền chính trị của nhân dân và phát triển đất nước.

Thứ hai, Hội đồng nhân dân các cấp

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, chịu trách nhiệm và đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại địa phương. Đồng thời thể hiện quyền lực của nhân dân và thực hiện theo đúng với bản chất của nước ta là một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Giống như cơ quan Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cũng sẽ có nhiệm kỳ 05 năm. Giống như Quốc hội, Hội đồng nhân dân sẽ có cơ quan Thường trực Hội đồng nhân dân. Đây là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền tại địa phương và các quy định khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Và thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ được tổ chức công khai đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, công bằng và bỏ phiếu kín.

Về nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân sẽ tùy thuộc vào từng cấp chính quyền mà có quy định về quyền hạn và nhiệm vụ phù hợp. Cụ thể:

  • Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật và các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng chính quyền. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác dân tộc, tôn giáo. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
  • Đối với Hội đồng nhân huyện sẽ có các nhiệm vụ và quyền hạn  trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền. Trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
  • Đối với Hội đồng nhân dân cấp xã sẽ có các nhiệm vụ và quyền hạn trong việc ban hành những nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật…

Như vậy, quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân sẽ được phân chia phù hợp với từng cấp chính quyền. Do đó, việc bầu cử những người có tài và đức làm đại biểu Hội đồng nhân dân có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của từng địa phương.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com