Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Đây là nhiệm vụ tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục? Thuật ngữ tiếng Anh? Nhiệm vụ của cơ sở giáo dục? Ý nghĩa thực hiện công tác này?

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục. Từ đó mang đến ý nghĩa dạy học cả về kiến thức, kỹ năng. Ở mỗi cấp học, trình độ và yêu cầu dành cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục lại khác nhau. Cho nên cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng để chất lượng nguồn lực là đồng đều. Đảm bảo mang đến hiệu quả và các thành tựu trong ngành giáo dục. Pháp luật cũng có quy định cụ thể về công tác chuyên môn này bên cạnh trách nhiệm phối hợp của các cơ sở giáo dục.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Cùng tìm hiểu các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định trong Luật Giáo dục năm 2019. Bên cạnh đó xác định các vai trò, ý nghĩa trong công tác thực hiện đối với nền giáo dục nước ta.

1. Đây là nhiệm vụ tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục:

Giáo dục là nền tảng của tri thức và đào tạo ra đội ngũ lao động có trình độ, năng lực. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nhận định:

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”.

Đây là các thực tế trong nền tảng giáo dục hiện tại ở nước ta. Phải thấy được chất lượng giáo dục chưa đảm bảo để định hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Các tồn tại thực tế được nhận diện trong bất cập, và đổi mới, phát triển giáo dục phải được thực hiện đồng bộ. Tất cả đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục phải nhận thức và thay đổi để mang đến tương lai cho nền giáo dục nói riêng. Đặc biệt là tạo ra môi trường giáo dục chất lượng, chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Nghị quyết đã đặt ra yêu cầu:

“Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được xác định trong tính tất yếu. Phải đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết số 29/NQ-TW. Yêu cầu đặt ra cũng là mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đó là nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.

Từ đó xác định mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong định hướng của đất nước. Và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Mang đến nguồn lao động chất lượng, có năng lực, chủ động, sáng tạo trong tương lai.

2. Thuật ngữ tiếng Anh:

Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiếng Anh là Training and fostering teachers and educational administrators.

3. Quy định Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo:

Quy định này được triển khai trong nội dung Điều 73 Luật Giáo dục năm 2019. Theo đó:

Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo:

“Điều 73. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo

1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.”

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đặt ra trong yêu cầu chung của đất nước. Mục đích là nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo. Từ đó đảm bảo hiệu quả của công tác dạy học, tạo thế hệ học sinh chất lượng.

Nhà giáo là “những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa”. Mang đến tri thức được tiếp cận và truyền đạt cho người học. Mang đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ của đất nước, tương lai của nền kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Nhà giáo là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục, nên chất lượng nhà giáo phải được đảm bảo.

Lực lượng này giữ vai trò trung tâm trong nhà trường, trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Do đó mà nhà nước cần triển khai có hiệu quả các công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo cả về chuyên môn, nghiệp vụ. Giúp họ trở thành con người phát triển toàn diện bằng lao động sáng tạo của mình.

Bên cạnh nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng có vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục.

Điều 18 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) quy định cụ thể như sau về vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục:

“1. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

2. Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.[….]”.

Tính chất quản lý, điều hành được thực hiện trong môi trường giáo dục. Họ có thể làm việc thuộc các tổ chức thuộc biên chế nhà nước. Có thể được điều động trực tiếp quản lý ở các cơ sở giáo dục. Tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung để làm tốt, mang đến chất lượng trong công tác giáo dục.

Các tiêu chuẩn đặt ra cho nhóm đối tượng này cao hơn do có tính chất quản lý chuyên môn. Họ phải có năng lực, trình độ để xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch cụ thể trong hoạt động phát triển giáo dục.

3. Nhiệm vụ của cơ sở giáo dục:

Việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đặt ra trong nhu cầu của đất nước. Và các cơ sở giáo dục có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ này. Đây là nơi làm việc, gắn bó trực tiếp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Cùng tìm hiểu các quy định đối với cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 74 Luật Giáo dục năm 2019. Điều 74: Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Các nhiệm vụ được xác định trong từng nội dung sau:

Nhiệm vụ chung đặt ra cho tất cả các cơ sở giáo dục:

– Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo. Trong đó, xác định các cơ sở thực hiện nhiệm vụ bao gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo. Thực hiện trong chuyên môn, cấp phép đào tạo theo quy định và tiêu chuẩn của nhà nước. Từ đó giúp xác định các cơ sở, các chủ thể có năng lực thực hiện công tác sư phạm.

– Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Các cơ sở này bao gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Xác định trong kỹ năng sư phạm để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. 

Nhiệm vụ đặt ra đối với các trường Sư phạm:

– Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo.

– Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.

Trách nhiệm phối hợp của các Bộ trưởng thực hiện quản lý:

– Trách nhiệm đặt ra đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Các trách nhiệm này được xác định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ trưởng. Qua đó quy định liên quan đến:

+ Việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

+ Các cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Từ đó triển khai cụ thể nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cho các cơ sở giáo dục. 

4. Ý nghĩa thực hiện công tác này:

Đặt ra mục tiêu bồi dưỡng cho nhà giáo và cán bộ quản lý về một số nội dung như:

+ Năng lực triển khai Chương trình giáo dục;

+ Cập nhật kiến thức nâng cao năng lực giảng dạy, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin;

+ Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;…

Bảo đảm năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được chuẩn hóa. Phù hợp và đảm bảo với các yêu cầu của trình độ chuyên môn, bên cạnh các chất lượng giảng dạy được chuẩn hóa. Qua đó đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Hướng đến các nhận thức, tiếp cận và tạo chất lượng cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

Trong đó có một số nội dung trọng tâm như:

+ Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với giáo dục;

+ Bố trí, sắp xếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu;

+ Thực hiện lộ trình đào tạo trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của cán bộ quản lý và giáo viên;

+ Đổi mới công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

+ Đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học;…

Tất cả đều hướng đến triển khai chính sách đào tạo nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Từ đó mang đến chất lượng cao, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn đặt ra trong nền kinh tế mới của đất nước.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com