Quy định về công ty chứng khoán tại Việt Nam? Quy định về công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam?
Chứng khoán là một trong những thị trường được các chủ đầu tư thực hiện việc đầu tư rất lớn. Nhu cầu đầu tư vào chứng kháng của các chủ thể ngày càng nhiều và phát triển. Trong quá trình đầu tư chứng khoán thì chứ đầu tư sẽ thực hiện việc đầu tư của mình thông quá công ty chứng khoán theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đông thời thì sau khi tham gia vào việc đàu tư chứng khoán thì các nhà đầu tư sẽ phải chịu sự quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty quản lý quỹ. Chính vì thế mà hiện nay sự xuất hiện của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam khá phổ biến.
Tuy nhiên pháp luật quy định về nội dung liên quan đến các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thì chắc hẳn không phải ai cũng hiểu hết về những quy định này. Vậy theo như quy định của Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản pháp luật ban hành kèm theo đã quy định về nội dung liên quan đến công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật chứng khoán 2019;
– Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
1. Quy định về công ty chứng khoán tại Việt Nam
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán có quy định như sau:
“1. Công ty chứng khoán là doanh nghiệp được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện một, một số nghiệp vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 72, các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 86 Luật Chứng khoán”
Do đó, Công ty chứng khoán được xác định là một loại hình Công ty kinh doanh có điều kiện theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời loại hình công ty này còn mang tính chất đặc thù, riêng biệt mà khi đáp ứng được các điều kiện của luật định thì mới có thể hoạt động kinh doanh. Vì vậy, đây cũng là đặc điểm khác biệt giữa Công ty chứng khoán so với các loại hình doanh nghiệp khác, cụ thể như sau:
Một là, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh công ty chứng khoán có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nếu có đủ điều kiện và được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép cho những hoạt động đó. Hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh chứng khoán, gồm: một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo Điều 60 Luật chứng khoán; bên cạnh những nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán thì công ty chứng khoán còn được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.
Hai là, quy định về phương diện quản lý nhà nước: Công ty chứng khoán được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên trách là Uỷ ban chứng khoán nhà nước.
Ba là, quy định về vốn điều lệ tối thiểu: Vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng; Toàn bộ tài sản công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát.
Bốn là công ty chứng khoán phải có trụ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;
Năm là quy định về đặc điểm về nhân sự trong đó có Tổng giám đốc hoặc là Giám đốc người đứng đầu của công ty phải đáp ứng điều kiện theo luật định. Bên cạnh đó thì để công ty chứng khoán có thể hoạt động được thì cần phải có tối thiểu năm nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiểu một nhân viên kiểm soát tuân thủ;
Sáu là, quy định về cổ đông, thành viên góp vốn. Trong quy định này thì cổ đông và thành viên góp vốn của công ty chứng khoán được xác định là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đồng thời thì cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác…Trong đó:
+ Theo như quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành thì để được xem là công ty đầu tư chứng khoán đại chúng thì phải có tối thiểu 100 cổ đông. Bên cạnh đó thì số cổ dông này tuyệt đối không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
+ Cũng theo như quy định của pháp luật chứng khoán này thì khi cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng thì được xác định là Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa 99 cổ đông.
Bảy là, điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên:
+ Trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này thì chủ sở hữu là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc tổ chức nước ngoài là công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. không thì phải có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức.
+ Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ.
2. Quy định về công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì định nghĩa về khái niệm công chứng dược xác định là: “Công ty quản lý quỹ là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ như quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán”.
Không những thế mà có thể hiểu cách khác công ty quản lý quỹ là một loại hình doanh nghiệp trung gian tài chính và chuyên thành lập và quản lý các quỹ đầu tư, phục vụ nhu cầu đầu tư trung gian và dài hạn của công chúng. Từ khái niệm vừa được nêu ra thì công ty quản lý quỹ có hai đặc điểm chính theo như quy định của Luật Chứng khoán như sau:
+ Công ty quản lý quỹ phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tuân theo pháp luật chứng khoán;
+ Thực hiện chuyên môn nghiệp vụ riêng liên quan đến lĩnh vực chứng khoán.
Trên cơ sở quy định tại Điều 17 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau: “Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam do công ty mẹ quyết định, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và kiểm soát nội bộ của công ty quản lý quỹ trong nước”.
Cũng dựa theo như quy định tại Điều 18 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định phạm vi hoạt động của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thì chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam chỉ được cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho vốn huy động tại nước ngoài, bao gồm cả tài sản phát sinh tại Việt Nam được hình thành từ nguồn vốn huy động ở nước ngoài.
Trình tự xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép
Hồ sơ được lập thành hai bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ gốc bằng tiếng nước nguyên xứ, kèm theo tệp thông tin điện tử. Hồ sơ trên được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản thông báo cho công ty quản lý quỹ nước ngoài hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự và phong tỏa vốn điều lệ của chi nhánh.
Sau ba tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu công ty quản lý quỹ nước ngoài không hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, phong tỏa vốn và bổ sung đầy đủ nhân sự theo quy định, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp phép.
Bước 3: Cấp giấy phép
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở chi nhánh tại Việt Nam đạt yêu cầu trước khi cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận phong tỏa vốn, biên bản kiểm tra cơ sở vật chất và các tài liệu hợp lệ khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh tại Việt Nam cho công ty quản lý nước ngoài. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và không có nghĩa vụ hoàn trả hồ sơ.
Bước 4: Công bố giấy phép thành lập và hoạt động
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh có hiệu lực, công ty mẹ phải làm thủ tục xin cấp con dấu với cơ quan công an, công bố giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong ba số liên tiếp về những nội dung sau:
– Tên, địa chỉ trụ sở của chi nhánh;
– Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch và địa chỉ trụ sở của công ty mẹ;
– Họ tên, quốc tịch của giám đốc chi nhánh;
– Số, ngày cấp, thời hạn của giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh;
– Vốn điều lệ;
– Nội dung hoạt động của chi nhánh;
– Ngày khai trương hoạt động dự kiến.
Như vậy, để công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có thể tiến hành mở chi nhánh tại Việt nam thì công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam muốn mở chi nhánh thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành mở chi nhánh tại Việt Nam được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam này theo như quy định của pháp Luật Công chứng hiện hành.