Công ty đối vốn? Ưu, nhược điểm của công ty đối vốn

Công ty đối vốn (Partner company) ? Thuật ngữ tiếng anh? Đặc điểm của công ty đối vốn? Ưu, nhược điểm của loại hình đối vốn? Các loại hình tồn tại của công ty đối vốn?

Pháp luật Việt Nam hiện tại quy định cụ thể hai loại hình khi thành lập của công ty là công ty đối nhân và công ty đối vốn. Nếu như công ty đối nhân là loại hình doanh nghiệp được thành lập dựa trên sự tin tưởng về nhân thân giữa các thành viên với nhau thì ở đây công ty đối vốn lại được thành lập dựa trên nguồn vốn góp giữa các thành viên. Nhưng công ty đối vốn có đặc điểm gì? Có những ưu, nhược điểm gì? Luật Dương gia Đà Nẵng sẽ giải đáp trong bài viết này.

Cong-ty-doi-von-uu-nhuoc-diem-cua-cong-ty-doi-vonCong-ty-doi-von-uu-nhuoc-diem-cua-cong-ty-doi-von

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp số 59/2020/ QH14;

1. Định nghĩa công ty đối vốn:

Nếu công ty đối nhân được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân giữa các thành viên tham gia thì công ty đối vốn là những công ty mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp mà không quan tâm đến nhân thân người góp vốn. Việc thành lập công ty chỉ quan tâm đến phần vốn góp là bao nhiêu, nên những người tham gia góp vốn vào là rất đông, thậm chí là những người không hiểu biết gì về kinh doanh cũng có thể tham gia vào công ty đối vốn được. Công ty đối vốn thường tồn tại chủ yếu dưới dạng công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

2. Thuật ngữ tiếng anh:

If the partner company is established based on the close association by the reliability of the identity among the participants, then the counterpart company is the company that only cares about the capital contribution but does not care about the capital contribution. the identity of the capital contributor. The establishment of a company is only interested in how much capital contribution is, so the people who contribute capital are very many, even those who do not know anything about the business can participate in the company for capital contribution.

3. Đặc điểm của công ty đối vốn:

Thứ nhất, có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản của cá nhân.

Được hình thành dựa trên cơ sở liên kết vốn, không quan tâm đến nhân thân của các thành viên góp vốn. Khác với loại hình công ty đối nhân ( các thành viên dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, chịu trách nhiệm liên đới với nhau khi công ty gặp sự cố ), công ty đối vốn thường có sự tách bạch giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân của các thành viên hơn.

Thứ hai, công ty đối vốn có tư cách pháp nhân, các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty.

Ở loại hình công ty đối vốn này, chủ yếu tồn tại dưới hai loại hình là công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, do hình thành dựa trên sự liên kết vốn, không quan tâm đến nhân thân. Công ty TNHH hai thành viên vẫn mang đặc điểm của hai loại hình là công ty đối nhân và công ty đối vốn. Tại đây, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi mà họ đã bỏ phần vốn góp vào công ty, trường hợp công ty bị lỗ, họ phải chịu số lỗ tương ứng với số vốn mà họ đã bỏ vào công ty. Điều này cũng giống hình thức công ty đối nhân.

Thứ ba, công ty phải đóng thuế cho nhà nước, các thành viên phải đóng thuế thu nhập.

Cùng với đặc điểm thứ nhất, tài sản của công ty và tài sản của các thành viên có sự tách bạch với nhau. Nên khi nộp thuế cho nhà nước, công ty đối vốn chỉ chịu trách nhiệm nộp thuế, các khoản thuế của công ty cho nhà nước, bản thân các thành viên nắm giữ các tài sản riêng và có sự độc lập, không liên quan gì đến công ty đối vốn, nên họ sẽ nộp thuế với một tư cách khác ( thuế thu nhập cá nhân ).

Thứ tư, công ty đối vốn có số lượng thành viên nhiều, có cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động đầy đủ hơn.

Tồn tại dưới hai hình thức chính là công ty cổ phần và công ty đối nhân. Pháp luật quy định về số lượng thành viên đối với công ty cổ phần với số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa ( Điểm b Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 ) và quy định về số lượng thành viên của công ty TNHH hai thành viên tại Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Do số lượng thành viên nhiều, pháp luật đã quy định cụ thể hơn về hình thức tổ chức, quản lý hoạt động của loại hình công ty này.

Qua những đặc điểm trên có thể nhận thấy, công ty đối vốn có các đặc điểm dễ dàng nhận biết như tồn tại dưới 2 loại hình công ty là công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty. Công ty phải đóng thuế cho nhà nước, các thành viên chỉ chịu đóng thuế thu nhập cá nhân. Và công ty đối nhân có tư cách pháp nhân, số lượng thành viên nhiều và có cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động đầy đủ hơn. Rất dễ dàng để phân biệt và nhận biết được giữa hai loại hình công ty đối nhân và công ty đối vốn qua những đặc điểm trên.

4. Ưu, nhược điểm của loại hình đối vốn:

Thứ nhất, về ưu điểm: công ty đối vốn thường được lựa chọn làm loại hình đăng kí nhiều bởi các ưu điểm sau:

  • Có sự tách bạch giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.
  • Số lượng thành viên thường đông do không quan tâm đến nhân thân của người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của thành viên để thành lập công ty. Các thành viên liên đới sẽ cùng chịu trách nhiệm vô hạn nên dễ dàng nhận được sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng.
  • Chế độ trách nhiệm của Công ty TNHH là trách nhiệm hữu hạn, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao. Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • Phạm vi và khả năng hoạt động rất rộng, có thể hoạt động ở tất cả các ngành nghề và lĩnh vực.

Thứ hai, về nhược điểm:

  • Do số lượng thành viên trong công ty đông nên cơ cấu tổ chức, hoạt động của công ty đối vốn thường phức tạp, đòi hỏi công ty phải có đội ngũ quản trị chuyên nghiệp. Hình thành phân hóa các nhóm quyền trong công ty.
  • Do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên các khách hàng và chủ nợ của loại hình công ty này chịu rủi ro khá lớn. Dẫn đến bị ảnh hưởng uy tín trước khách hàng, đối tác vì chế độ trách nhiệm hữu hạn này.
  • Đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên việc huy động vốn bị hạn chế do công ty không có quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty đối vốn có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Dễ dàng để nhận thấy khi có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn loại hình công ty đối vốn là về ưu điểm; có sự tách bạch giữa tài sản, phạm vi hoạt động rộng, hoạt động được trong lĩnh vực; ngoài ra, các thành viên của công ty đối vốn thường đông, do không quan tâm đến quan hệ nhân thân, chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi vốn họ bỏ vào, dễ dàng tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty khi có cơ cấu vốn linh hoạt. Bên cạnh đó tồn tại một số nhược điểm hạn chế nhất định như huy động vốn do việc phát hành cổ phiếu bị hạn chế; chịu rủi ro lớn, ảnh hưởng huy tín trước khách hàng, đối tác.

5. Các loại hình tồn tại của công ty đối vốn

Thứ nhất, về công ty cổ phần

Một, đặc điểm:

Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần của công ty cổ phần bao gồm: Cổ phần phổ thông và Cổ phần ưu đãi
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Ngoài ra, cổ đông cũng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 120 và khoản 1 điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Hai, tư cách pháp lý: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Ba, quy định về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Bốn, quyền và nghĩa vụ của các thành viên cổ đông

Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ đông, ngoài cổ phần phổ thông ra, công ty còn có thể có cổ phần ưu đãi.

  • Về quyền hạn của cổ đông phổ thông, khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể, cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
  • Cổ đông phổ thông của công ty đối vốn có các quyền như được tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp của cá nhân hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền, hoặc qua hình thức khác theo quy định của Điều lệ công ty, pháp luật. Cổ đông cũng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật ( quy định tại Khoản 3 Điều 120, Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 )
  • Mỗi cổ phần phổ thông đều có một phiếu biểu quyết. Thành viên cổ đông được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Được quyền ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty đó. Trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản, cổ đông cũng được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
  • Cổ đông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình. Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
  • Bên cạnh các quyền, cổ đông cũng có các nghĩa vụ khác được quy định tại Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020
  • Yêu cầu cổ đông phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
  • Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
  • Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
  • Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
  • Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Bên cạnh tư cách pháp nhân, công ty cũng có quy định về vốn điều lệ, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Các thành viên cổ đông cũng có các quyền và nghĩa vụ cụ thể theo quy định pháp luật quy định tại Điều 115, Điều 119, Điều 123, Điều 127 Luật lao động 2020.

Thứ hai, Công ty TNHH

Công ty TNHH gồm hai loại hình: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, loại hình công ty đối vốn chỉ được dùng với công ty TNHH hai thành viên

Một, đặc điểm:

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Tại đây, mỗi thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Công ty được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Hai, tư cách pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Khác với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên chỉ có quyền phát hành trái phiếu, không được quyền phát hành cổ phần. Công ty cũng có tài sản độc lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng, tự mình nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.

Ba, về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Thành viên phái góp đủ vốn cho công ty và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng kí thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ( Quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 )

Bốn, quy định về cơ cấu quản lý, tổ chức: tại Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, cơ cấu tổ chức của công ty TNHH hai thành viên gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Công ty phải có ít nhất 01 người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Khác với công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên trở lên có số thành viên từ 2 đến 50 thành viên là tố chức, cá nhân. Tuy có tư cách pháp nhân, nhưng công ty TNHH hai thành viên trở lên không có quyền phát hành cổ phần. Công ty cũng có tài sản độc lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng, tự mình nhân danh tham gia quan hệ pháp luật độc lập mà không bị lệ thuộc. Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị phần vốn mà các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ. Ngoài ra, công ty cũng phải có một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Đăng kí loại hình công ty là vấn đề đáng quan tâm của mỗi doanh nghiệp. Khi thành lập hoặc đăng kí kinh doanh, cần căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của thành viên trong công ty, doanh nghiệp để xác định rõ loại hình công ty sao cho phù hợp với định hướng hoạt động và phát triển lâu dài về sau. Trên đây là bài viết mà Luật Dương gia Đà Nẵng phân tích về loại hình công ty đối nhân. Trường hợp có thắc mắc hoăc muốn tìm hiểu đăng kí thành lập công ty, vui lòng liên hệ Luật Dương gia Đà Nẵng để được tư vấn và giải đáp thêm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com