Công ước Berne là gì? Các nguyên tắc và ý nghĩa của công ước Berne?
Vấn đề lợi dụng, sử dụng trái phép những tác phẩm đã được đăng ký bảo hộ tại nước ta hiện nay đang diễn ra khá nhiều. Sự ý thức của con người trong hoạt động tôn trọng và chấp hành pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chưa được nâng cao. Chính vì vậy, Công ước Berne chính là một công ước ban hành những quy định và chế tài xử lý đối với những hành vi này.
LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191
Căn cứ pháp lý:
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886.
1. Công ước Berne là gì?
Hiện nay, với nhu cầu và thị trường kinh tế ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền tác phẩm. Và Công ước Berne chính là một Công ước quy định về vấn đề này.
Theo đó, Công ước Berne hay còn gọi với tên là Béc-nơ, là công ước quốc tế được ký tại Thụy Sĩ cụ thể là tại Bern vào năm 1886. Đây là công ước ban hành những quy định nhằm bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Việc ra đời công ước này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho thế giới, đảm bảo được sự công bằng, văn minh trong hoạt động bản quyền của những tác phẩm trên thị trường thế giới ngày càng hội nhập. Đây là công ước đánh dấu chủ quyền của các quốc gia có tác phẩm cùng nhau thiết lập và bảo vệ quyền tác giả.
Khái niệm vê Công ước Berne dịch sang tiếng anh như sau:
The Berne Convention, also known as Berne, is an international convention signed in Switzerland, specifically in Bern in 1886. This is a convention that promulgates regulations to protect literary and artistic works. art.
2. Các nguyên tắc và ý nghĩa của công ước Berne:
Thứ nhất, nguyên tắc Công ước Berne
Một, tiêu chí về tư cách sẽ được bảo hộ theo nguyên tắc của Công ước Berne sẽ bao gồm: Quốc tịch của tác giả, nơi công bố tác phẩm; Nơi thường trú của tác giả; Tác phẩm đã công bố và Tác phẩm công bố đồng thời. Cụ thể như sau:
Nội dung bảo hộ:
– Tác phẩm của các tác giả là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp dù những các tác phẩm của họ đã công bố hay chưa;
– Tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp mà công bố lần đầu tiên ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp, hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nước ngoài Liên hiệp.
Lưu ý:
– Các tác giả không phải là công dân của một nước thành viên Liên hiệp nhưng có nơi cư trú thường xuyên ở một trong những nước trên, theo mục đích của Công ước, cũng được coi như là tác giả công dân của nước thành viên đó. Ví dụ: A là công dân của Việt Nam nhưng thường xuyên lưu trú tại Mỹ thì lúc này cũng sẽ được Mỹ coi là công dân và bảo hộ theo Công ước Berne.
– “Tác phẩm đã công bố” là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm. Không được coi là công bố: trình diễn một tác phẩm sân khấu, nhạc kịch hay hoà tấu, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng một tác phẩm văn học, phát thanh hay truyền hình một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, triển lãm một tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc.
– Được xem là công bố đồng thời ở nhiều nước: những tác phẩm được công bố ở hai hay nhiều nước trong thời gian 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên.
Hai, tiêu chuẩn để được bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc và một số tác phẩm nghệ thuật sẽ được Công ước bảo hộ mặc dù không đáp ứng được những tiêu chí bảo hộ, cụ thể được quy định như sau:
- Các tác phẩm của tác giả điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hay thường trú ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp;
- Các tác giả của tác phẩm kiến trúc được xây dựng tại một nước thuộc Liên hiệp hoặc những tác phẩm tạo hình gắn liền với một tòa nhà được xây dựng tại một nước thuộc Liên hiệp.
Như vậy mặc dù một số tác phẩm không đủ điều kiện để được Công ước Berne bảo hộ nhưng dựa theo một số yếu tố về địa lý thì vẫn có thể được Công ước Berne bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh, kiến trúc.
Ba, Công ước quy định đảm bảo một số quyền tại bên ngoài quốc gia gốc, tại quốc gia gốc như sau:
Những nước được Công ước định nghĩa là “Quốc gia gốc” sẽ bao gồm những quốc sau sau:
- Quốc gia thành viên Liên hiệp, nơi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Tuy nhiên, nếu là tác phẩm được công bố đồng thời ở nhiều nước thành viên Liên hiệp có thời hạn bảo hộ khác nhau thì Quốc gia gốc của tác phẩm là Quốc gia có thời hạn bảo hộ ngắn nhất;
- Nếu các tác phẩm cùng công bố đồng thời ở một Quốc gia Liên hiệp và một Quốc gia ngoài Liên hiệp thì Quốc gia thành viên Liên hiệp là Quốc gia gốc;
- Nếu tác phẩm chưa công bố hay đã công bố lần đầu tiên ở một nước ngoài Liên hiệp mà không đồng thời công bố ở một nước nào thuộc Liên hiệp thì Quốc gia gốc là quốc gia thành viên Liên hiệp mà tác giả là công dân, tuy nhiên cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Nếu là một tác phẩm điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hay nơi thường trú trong một nước thuộc Liên hiệp thì nước đó sẽ là nước gốc của tác phẩm,
+ Nếu là một tác phẩm kiến trúc được dựng lên tại một nước thuộc Liên hiệp hay những tác phẩm hội họa hoặc tạo hình gắn liền với một tòa nhà hoặc cấu trúc đặt tại một nước thuộc Liên hiệp thì nước này sẽ là nước gốc của tác phẩm.
Các chế độ được hưởng đối với tác phẩm, tác giả được Công ước bảo hộ:
– Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là Quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định.
– Việc hưởng và thực hiện các quyền này không lệ thuộc vào một thể thức, thủ tục nào; việc hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không tùy thuộc vào việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở Quốc gia gốc của tác phẩm. Do đó, ngoài những quy định của Công ước Berne, mức độ bảo hộ cũng như các biện pháp khiếu nại dành cho tác giả trong việc bảo hộ quyền của mình sẽ hoàn toàn do quy định của Luật pháp của nước công bố bảo hộ tác phẩm đó.
– Việc bảo hộ tại Quốc gia gốc do Luật pháp của Quốc gia đó quy định. Tuy nhiên, khi tác giả không phải là công dân của Quốc gia gốc của tác phẩm được Công ước này bảo hộ, thì tác giả đó được hưởng tại Quốc gia này những quyền như các tác giả là công dân của nước đó.
Như vậy, chúng ta có thể thấy đối với những tác phẩm hay tác giả được Công ước bảo hộ khi liên quan đến “Quốc gia gốc” sẽ được Công ước quy định rõ ràng các nước được xem là “Quốc gia gốc” sẽ là những quốc gia nào và điều kiện kèm theo. Điều này giúp xác định rõ ràng được các quyền và bảo vệ nhanh nhất, hiệu quả các quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình tại những quốc gia khác. Hạn chế việc xảy ra tranh chấp về vấn đề bảo hộ liên quan đến địa lý, thời gian, quốc gia công bố.
Bốn, nguyên tắc bảo hộ quyền của tác giả sau khi chết, đứng tên tác giả, phản đối một số sự sửa đổi và hành vi xuyên tác khác và phương thức đền bù
– Độc lập với quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyển nhượng, tác giả vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm và phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm tác giả.Quyền này khẳng định dù bất kỳ trong hoàn cảnh nào thì quyền tác giả sẽ gắn liền với tác giả của tác phẩm đó mà không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có quyền lợi dụng dùng mọi thủ đoạn để chiếm lấy hay xuyên tạc.
– Sau khi tác giả chết, những quyền tác giả được hưởng theo quy định của các khoản trên đây vẫn được duy trì ít nhất cho đến khi chấm dứt các quyền kinh tế và được sử dụng bởi những cá nhân hoặc đoàn thể được uỷ quyền theo pháp luật của Quốc gia bảo hộ. Những Quốc gia mặc dù có phê chuẩn, hoặc gia nhập Đạo luật này nhưng luật pháp của họ không có các quy định bảo hộ tất cả những quyền nói ở khoản (1) trên đây, sau khi tác giả qua đời, các Quốc gia đó có thể quy định chấm dứt một phần các quyền nói trên sau khi tác giả chết.
– Những biện pháp khiếu nại nhằm bảo hộ những quyền nêu trên sẽ được quy định bởi luật pháp của Quốc gia nơi công bố bảo hộ. Tức là khi tác phẩm được công bố và bảo hộ tại quốc gia nào thì khi xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền tác giả, tác phẩm thì sẽ sử dụng pháp luật của quốc gia đó để giải quyết.
Thứ hai, ý nghĩa của Công ước Berne
Công ước Berne ra đời đã đánh dấu cho sự bình đẳng pháp lý giữa các tác phẩm, tác giả của các quốc gia là thành viên của Liên hiệp với các tác giả, tác phẩm tại các nước sở tại trong lĩnh vực xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Cũng như quy định tại khoản 1, Điều 5 của Công ước cũng quy định đối với những tác phẩm được Công ước bảo hộ, tác giả được hưởng các quyền tác giả ở các nước Liên hiệp ngoại trừ quốc gia của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của quốc gia đó trong hiện tại hay tương lai cũng như những quyền đặc biệt khác mà Công ước này đặc biệt quy định. Điều này cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải tự đặt ra cho mình những nguyên tắc, quy định và chế tài liên quan đến vấn đề lĩnh vực Sở hữu trí tuệ để bảo hộ các tác phẩm, tác giả của công dân nước mình và được sử dụng cho những công dân nước Liên hiệp. Chính vì vậy mà những quy định nội bộ trong quốc gia về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ có vai trò rất quan trọng, do đó các quốc gia cần nâng cao chất lượng trong công tác ban hành, quản lý và giải quyết đối với những vấn đề này.
Ngày nay với sự phát triển ngày càng hiện đại thì quyền tác giả, tác phẩm không còn hạn chế trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia hay trong từng khu vực nữa mà được mở rộng sang các quốc gia khác. Chính vì vậy, việc tham gia vào Công ước Berne sẽ giúp cho công dân tại quốc gia Liên hiệp được bảo vệ tối đa hóa những quyền và lợi ích chính đáng của mình.