Đại lý bảo hiểm là gì? Phân loại đại lý bảo hiểm? Điều kiện hoạt động của đại lý bảo hiểm? Vai trò của đại lý bảo hiểm?
Hiện nay chắc hẳn lĩnh vực bảo hiểm là lĩnh vưc chúng ta đã rất quen thuộc hiện nay, với các công ty bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và hiện nay xu hướng thành lập các đại lý bảo hiểm để phục phụ cho việc kinh doanh phát triển bảo hiểm với hệ thống rộng hơn đem lại lợi nhuận và giá trị kinh tế cho các doanh nghiệp bảo hiểm cao hơn. Chính vì thế mà chúng ta cần có những kiến thức cơ bản để hiểu về đại lý bảo hiểm trước khi thành lập.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
1. Đại lý bảo hiểm là gì?
Như chúng ta đã biết thì kinh doanh theo hình thức đại lý hiện nay rất phổ biến và ta biết tới nó chính là cầu nối trung gian giữa một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khách hàng. Theo đây thì hình thức đại lý được phép nhân danh, và có thể đại diện để bán sản phẩm đã thống nhất từ trước và nhận lại thù lao thích đáng từ doanh nghiệp.
Hiểu đại khái là như vậy, nhưng đối với việc kinh doanh bảo hiểm, nhà nước ta đã có định nghĩa rõ ràng về đại lý bảo hiểm tại Điều 84 trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung 2019 như sau:
“Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy trên thực tế hiện nay với nhu cầu bảo hiểm của con người đa dạng và phong phú về hình thức và đối tượng bảo hiểm với nhu cầu thành lập các đại lý kinh doanh bảo hiểm cũng nhiều và theo đó cần có những hiểu biết nhất định về đại lý bảo hiểm và với vai trò của đại lý bảo hiểm này thì chúng ta nên phát triển hệ thống đại lý tuân thủ đúng các quy định và thủ tục mà pháp luật đề ra.
2. Phân loại đại lý bảo hiểm:
Đại lý được phân loại theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào tư cách pháp lý, có hai loại đại lý là cá nhân và tổ chức. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt lực lượng bán hàng của mình, đặc biệt là khâu tuyển dụng đại lý.
Căn cứ theo loại hình bảo hiểm và tính chất rủi ro, có hai loại đại lý là đại lý bảo hiểm nhân thọ và đại lý bảo hiểm phi nhân thọ.
– Đại lý bảo hiểm nhân thọ: là người được doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo hiểm nhân thọ, thu phí bảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn khổ về quyền và trách nhiệm của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý.
– Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ: là tổ chức hoặc cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo hiểm phi nhân thọ, thu phí bảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn khổ về quyền và trách nhiệm của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý.
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cách phân loại này rất cần thiết và được sử dụng phổ biến trên thị trường bảo hiểm vì nó đáp ứng được yêu cầu về marketing bảo hiểm, nhất là trong chính sách phân phối, đồng thời giúp hoạt động quản lý đại lý đạt hiệu quả cao.
So với đại lý bảo hiểm phi nhân thọ thì đại lý bảo hiểm nhân thọ có số lượng đông hơn, công tác quản lý đại lý phức tạp hơn, nhất là khâu tuyển dụng, đào tạo và quản lý. Đồng thời, đại lý bảo hiểm nhân thọ được hưởng quyền lợi nhiều hơn do tính phức tạp của công việc và tính ổn định cao hơn…
Ngoài ra, còn có một số tiêu thức phân loại đại lý khác như: Căn cứ vào thư bổ nhiệm, có đại lý giới thiệu dịchvụ và đại lý thu phí. Căn cứ theo trình độ chuyên môn, có đại lý học việc và đại lý chính thức. Căn cứ theo phạm vi hoạt động của đại lý, có đại lý phụ thuộc và đại lý độc lập…
Đối với đại lý bảo hiểm nhân thọ, có nhiều cách phân loại: Căn cứ theo phạm vi quyền hạn, có đại lý toàn quyền, tổng đại lý và đại lý uỷ quyền. Căn cứ theo thời gian hoạt động, có đại lý chuyên nghiệp và đại lý bán chuyên nghiệp. Căn cứ theo nhiệm vụ chủ yếu, có đại lý chuyên khai thác và đai lý chuyên thu… Việc phân loại này giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt mạng lưới đại lý và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3. Điều kiện hoạt động của đại lý bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại điều 86. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể như sau:
“1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm ViệtNam cấp.
2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.”
Như vậy căn cứ dựa trê quy định này ta thấy pháp luật đã có các quy định cụ thể đối với đại lý bảo hiểm phải đáp ứng đủ các điều kiện về cá nhân và tổ chức khi thành lập đại lý bảo hiểm và chúng ta nên lưu ý nếu cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động đại lý là việc cá nhân không ký hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc không làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
4. Vai trò của đại lý bảo hiểm:
Nhưu chúng ta đã biết với nhu cầu bảo hiểm của con người hiện nay tăng cao và theo đó các đại lý bảo hiểm có một vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh bảo hiểm. Nó chính là cầu nối trực tiếp giữa một doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng tiềm năng. Cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
+ Đại lý bảo hiểm dù là tổ chức hay cá nhân đều đóng vai trò là một lực lượng bán hàng trọng yếu của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Là người trực tiếp nhận các thông tin phản hồi về sản phẩm bảo hiểm từ phía khách hàng.
+ Có nghĩa vụ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng gói bảo hiểm.
+ Có nhiệm vụ giới thiệu hoặc chào bán gói sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng.
+ Được ủy quyền, chịu trách nhiệm tổ chức việc ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với người tham gia bảo hiểm.
+ Việc phát triển hệ thống đại lý tạo ra nhiều nguồn thu hơn.
+ Thực hiện một số công việc khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đã tham gia gói bảo hiểm.
Đối với khách hàng tham gia bảo hiểm
+ Khách hàng cảm thấy dễ dàng, nhanh chóng trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm.
+ Đại lý bảo hiểm có thể đi đến từng nhà, từng doanh nghiệp để tư vấn bảo hiểm, thu phí bảo hiểm hoặc đàm phán những thay đổi về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.
+ Giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian khi có quyết định tham gia bảo hiểm.
+ Hỗ trợ, đồng hành cùng với người tham gia trong việc đảm bảo quyền lợi bảo hiểm khi rủi ro xảy ra.
Vai trò của Đại lý bảo hiểm với xã hội
Đại lý là người cung cấp dịch vụ cho xã hội, mang đến sự đảm bảo cho mỗi cá nhân, tổ chức và gia đình và sự yên tâm cho những người có trách nhiệm trong gia đình. Do vậy, xét trên một khía cạnh nào đó, đại lý bảo hiểm còn góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội.