Đảo chính là gì? Tìm hiểu về một số cuộc đảo chính chấn động trên thế giới? Hậu quả của các cuộc đảo chính?
Lịch sử thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đặc biệt là Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Bên cạnh đó, nhiều cuộc đảo chính cũng được bùng nổ để lật đổ chế độ chính trị hiện giờ. Hậu quả của việc lật đổ này đã gây nhiều tiếng vang lớn trong lịch sử thế giới.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
1. Đảo chính là gì?
Đảo chính một cụm từ dường như không còn xa lạ với nhiều người. Hiện nay, trên thế giới vẫn diễn ra những cuộc đảo chính có tầm ảnh hưởng đến thế giới. Đảo chính được hiểu hành động tìm cách lật đổ thay thế chính quyền hiện tại bằng một cơ quan quyền lực khác ngoài khuôn khổ pháp luật. Có nghĩa là mục đích nhằm chống lại chính quyền nhà nước hiện tại bằng các biện pháp khác nhau. Đảo chính có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau, có thể đổ máu hay không, có thể chỉ dùng bằng lời nói. Tuy nhiên, vì bất kỳ lý do gì thì đây được xem là hành động phản bội nhà nước hiện tại và được nhiều người lên án. Nhiều cuộc đảo chính cũng mang lại những hậu quả tốt đẹp, đem đến nền chính trị tiên tiến hiện đại, bảo vệ quyền lợi của nhân dân và được nhân dân đồng ý.
Đảo chính được dịch sang tiếng anh như sau: A coup
Khái niệm về đảo chính được dịch sang tiếng anh như sau:
A coup is understood as an act of seeking to overthrow the current government with a powerful body outside the legal framework.
2. Tìm hiểu về một số cuộc đảo chính chấn động trên thế giới:
Thế giới kể từ hình thành đến nay đã trải qua nhiều cuộc đảo chính tại một số quốc gia có tác động mạnh mẽ và chấn động cả thể giới. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn đọc tìm hiểu về một số cuộc đảo chính nổi tiếng sau đây:
Thứ nhất, tại Ai Cập, quân đội Ai cập hôm ngày 3/7 đã thực hiện cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi sau khi tối hậu thư 48 giờ kết thúc. Tổng thống Mohamed Morsi bị phế truất sau cuộc bạo loạn kéo dài hàng tuần với sự tham gia của hàng triệu người biểu tình. Trên ảnh là Abdel Fattah al-Sisi, Chủ tịch Hội đồng Tối cao Các lực lượng vũ trang (SCAF), đồng thời là Bộ trưởng Quốc phòng của chính quyền Morsi tuyên bố trên truyền thông Ai Cập về việc phế truất Tổng thống Morsi.
Thứ hai, tại Thái Lan vào 19/09/2006 đã xảy ra cuộc đảo chính khi quân đội Hoàng gia Thái Lan thực hiện lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Thakin Shinawatra. Vụ đảo chính này xảy ra sau một năm khủng hoảng chính trị liên quan đến ông Thaksin là các lực lượng đối lập. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc đảo chính này chính là vì trong suốt một thời gian dài Thailand được điều hành theo “phong cách Thaksin”. Phong cách này bao trùm lên toàn bộ cục diện nước Thái về tất cả các mặt, nó góp hần giúp Thailand đạt được bước phát triển mới trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhất là về kinh tế. Ngoài ra tham nhũng tràn lan trong bộ máy quan liêu di căn từ thời kỳ trước, sự gia tăng những tệ nạn xã hội ngày càng mất kiểm soát. Những vấn đề này không được giới cầm quyền giải quyết tốt đã góp phần làm cho mâu thuận giữa nhân dân với chính quyền ngày càng trở nên nghiệm trọng hơn và cuối cùng dẫn đến cuộc đảo chính.
Thứ ba, cuộc đảo chính của quân đội Mali
Vào ngày 18/8/2020, quân đội Mali đã phát động một cuộc binh biến tại một căn cứ quân sự lớn gần thủ đô Bamako.
Mục đích của cuộc nổi dậy của nhữn binh lính này nhằm yêu cầu tiến hành cải cách chính trị, một cuộc chuyển giao quyền lực và tổ chức tổng tuyển cử. Cuộc đảo chính này đã khiên cho hàng loạt quan chức cấp cao của chính quyền bị bắt giữ, trong đó có Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita và Thủ tướng Boubou Cisse.
Sau đó, ngày 19/8, ông Keita phải tuyên bố từ chức, giải tán chính phủ và quốc hội. Ủy ban Quốc gia bảo vệ nhân dân do những người đứng đầu cuộc đảo chính được thành lập, đứng đầu là Đại tá Assimi Goita, đồng thời ra lệnh đóng cửa biên giới và giới nghiêm toàn quốc. Ngày 27/8, Tổng thống Keita được trả tự do.
Ngày 12/9 sau nhiều lần đàm phán với lãnh đạo chính trị và đại diện xã hội, quân đội Mail đã thông qua “một luật cơ bản và lộ trình chuyển tiếp” tại quốc gia này.
Ngày 25/9, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Ndau nhậm chức Tổng thống Mali giai đoạn chuyển tiếp, trong khi Đại tá Assimi Goita tuyên thệ Phó Tổng thống.
Thứ tư, tại Argentina vào ngày 24/03/1976, Tổng thống Isabel Perón bị quân đội đảo chính lật đổ. Bà Isabel Perón lên thay chồng là Tổng thống Juan Domingo Perón khi ông này qua đời ngày 1/7/1974. Bà Isabel Perón sau khi lên nắm quyền tỏ rõ sự bất lực trong việc giải quyết tình hình chính trị xã hội phức tạp trong nước. Chế độ độc tài trong giai đoạn này là đau thương nhất trong lịch sử Argentina khi những kẻ cầm quyền đàn áp, bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu những người mà chúng cho là thuộc phe cảnh tả, cũng như người thân của họ. Sau cuộc đảo chính này ông Jorge Rafael Videla lên nắm quyền Tổng thống Argentina từ ngày 29/3/1976 đến 29/3/1981. Theo thống kê chính thức, hơn 30.000 người đã mất tích trong thời gian này, 500 trẻ em đã bị bắt cóc khi bố mẹ các em bị giết hại và thủ tiêu. Cho tới nay, gia đình các nạn nhân vẫn tiếp tục yêu cầu Chính phủ Argentina thực thi công lý.
Thứ năm, Cộng hòa Trung phi
Ngày 24/3/2013, Cộng hòa Trung Phi rơi vào khủng hoảng chính trị khi lực lượng Seleka có chủ yếu là người Hồi giáo lật đổ Tổng thống Francois Bozize, một người Cơ đốc giáo.
Michel Jotodia là người lãnh đạo cuộc đảo chính, tự phong làm tổng thống, trong khi ông Bozizet buộc phải bỏ chạy sang Cameroon. Cuộc đảo chính này đã khiếc cho các nhà lãnh đạo châu Phi lên án cuộc đảo chính và không công nhận chính quyền của Tổng thống Jotodia. Cộng hòa Trung Phi từ đó chứng kiến xung đột leo thang, với hàng loạt vụ đụng độ giữa các tay súng Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Cuộc đảo chính này đã khiên hàng nghìn người thiệt mạng, hơn một triệu người buộc phải di tản và 2,4 triệu người (tương đương hơn một nửa dân số nước này), phải sống nhờ viện trợ lương thực khẩn cấp.
Tháng 2/2016, Cộng hòa Trung Phi tổ chức bầu cử và Tổng Faustin-Archange Touadera lên cầm quyền với cam kết giải giáp vũ trang các nhóm sắc tộc và mang lại hòa bình cho đất nước. Tuy nhiên, bạo lực tới nay vẫn tiếp diễn.
Theo thống kê hiện nay của Liên Hiệp Quốc cảnh báo, với tình hình xung đột tiếp diễn gần đây ở Pao-ua giữa các nhóm vũ trang gây lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ hơn ở CH Trung Phi. Số người tại thành phố Pao – ua cần cứu trợ khẩn cấp sẽ lên đến khoảng 100 nghìn người. Trong số đó, khoảng 60 nghìn người phải lánh nạn đến thành phố giáp biên với CH Sát, trong khi 40 nghìn người tiếp tục trụ lại ở Pao-ua. Số người dân tị nạn phải rời bỏ nhà cửa để tránh chiến tranh, mâu thuẫn chính trị và khủng hoảng kinh tế, trong khi hai triệu người có thể ra đi trong năm 2019. Liên Hợp Quốc đã kêu gọi đóng góp khoản tiền 738 triệu USD để giúp các quốc gia láng giềng ứng phó với “cơn địa chấn nhân đạo” của Venezuela.
Thứ sáu, Quân đội Sudan hạ bệ và bắt giữ Tổng thống lâu năm Omar al-Bashir ngày 11/4/2019. Nơi cư trú của Tổng thống Bashir đã bị bao vây, trong khi đó, các cựu quan chức và quan chức chính phủ cấp cao đương nhiệm, cùng nhiều chính trị gia khác đã bị giam giữ. Một quan chức nói với đài truyền hình al-Hadath có trụ sở tại Dubai rằng, các cuộc tham vấn đang được tiến hành để thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Sau đó, đưa Hội đồng Quân đội Chuyển tiếp lên cầm quyền, nhiều tháng sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ làm rung chuyển đất nước. Tình trạng bất ổn ở Sudan nổ ra vào tháng 12, khi người dân nước này cho rằng giá lương thực cao, đồng thời bất bình với những chính sách kinh tế yếu kém của chính quyền hiện tại khiến đời sống nhân dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Tháng 5/2019, ông Bashir, người đã cầm quyền tại Sudan gần 30 năm, bị cáo buộc dính líu tới các vụ sát hại người biểu tình.
Cựu lãnh đạo Sudan cũng bị tố gian lận tài chính và hiện đang phải thụ án tù 2 năm tại nhà tù Kober ở thủ đô Khartoum.
Sau đó, Mỹ, Anh và Na uy đã kêu gọi chính quyền Sudan đưa ra một kế hoạch đáng tin cậy cho sự chuyển quyền lực trong hòa bình.
Thứ bảy, cuộc đảo chính tại Việt Nam năm 1960
Vào năm 1960 Việt Nam cũng diễn ra cuộc đảo chính quân sự đầu tiên tại Việt Nam Cộng hòa, do đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông đứng đầu. Ban đầu của cuộc đảo chính đã kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài Gòn, tuy nhiên sau đó thì bị thất bại nhanh chóng khi các thủ lĩnh quân sự không kiên quyết cũng như không có sự ủng hộ quần chúng. Kết quả cuối cùng của cuộc đảo chính này là một số sĩ quan quân đội và chính khach đối lập bị đem ra xét xử.
Để đảm bảo cho vị trí cũng như quyền lực đang nắm giữ, Toongt thống Ngô Đình Nhiệm đã chủ trương sử dụng các biện pháp để kiềm chế các phe phái chính trị đối lập và các ảnh hưởng từ bên ngoài. Hành động này đã giúp cho ông tập trung được quyền lực để đương đầu với đối thủ mà ông cho là nguy hiểm nhất chính là Cộng sản miền Nam, nhóm chính trị và quân sự tuy bề ngoài không hoạt động hoặc hoạt động rời rạc, nhưng thực tế chịu sự chỉ đạo thống nhất của Xứ ủy Nam Bộ.
Cuộc đảo chính chính thức nổ ra vào 5 giờ sáng ngày 11/11. Lực lượng đảo chính chiếm đài phát thanh và phát Nhật lệnh.
Sau thời gian không thể cầm cự được nữa Diệm đã phải xuống tầng hầm dinh Độc lập và viết một bài diễn văn kêu gọi các tướng lãnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành lập một Chính phủ lâm thời và hứa sẽ phối hợp để tránh đổ máu và trấn an dân chúng. Sau đó, dinh Độc Lập bị bao vây, Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc chặn cuộc đảo chính lại thông qua thương lượng như một cách “câu giờ” để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài Gòn ứng cứu mình. Sau cuộc chiến là một cuộc đàn áp của Ngô Đình Diệm với những người chỉ trích và nhiều bộ trưởng của nội các bị bỏ tù.
3. Hậu quả của các cuộc đảo chính:
Đảo chính bên cạnh những thành tựu đạt được, những thành tựu lịch sử vang danh thì vẫn tồn tại những cuộc đảo chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là nhân dân của quốc gia đó. Di chứng của những cuộc đảo chính mang lại những đau thương, mất mát to lớn đối với mỗi người dân. Nhiều trẻ em, phụ nữ, người già rơi vào tình trạng đói kém, không có lương thực để sinh sống do những cuộc đảo chính gây ra tình hình kinh tế, xã hội…nhiều trẻ em rơi vào tình trạng đói mà dẫn đến chết. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng lây nhiễm do tình trạng ô nhiễm môi trường, từ đó phát sinh ra các loại dịch bệnh, gây ra hàng loạt cái chết thương tâm.