Đầu hàng địch là gì? Tội đầu hàng địch theo Bộ luật hình sự năm 2015?

Đầu hàng địch là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Tội đầu hàng địch theo Bộ luật hình sự 2015? Các yếu tố cấu thành tội đầu hàng địch? Một số tội danh xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuốc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu?

Đầu hàng quân địch hiện nay trong thời bình chúng ta thường ít nghe đến tuy nhiên, đâu đó vẫn có những đối tượng xâm phạm đến lãnh thổ của đất nước ta mà Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra những phương hướng, chiến lược để phòng chống và đấu tranh lại. Tuy nhiên, trong bất cứ giai đoạn nào thì hành vi đầu hàng quân địch vẫn xảy ra vì sợ, hèn nhát của một số đối tượng ham sống, sợ chết. Vậy, đầu hàng quân địch là gì? Tội đầu hàng địch theo Bộ luật hình sự 2015? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp luật

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Đầu hàng địch là gì?

Đầu hàng quân địch là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong những giai đoạn lịch sử hào hùng của nước ta. Đầu hàng địch là một hành vi hết sức nguy hiểm cho cuộc chiến tranh lúc bấy giờ, khi quân địch đang lấn chiếm nước ta, giết dân và quân ta một cách tàn nhẫn. Sự nghiệp đấu tranh của dân tộc đang trên đường thực hiện đánh đuổi quân địch và hành vi đầu hàng quân địch chính là gây ra những hậu quả nghiê trọng. Trong giai đoạn hòa bình như hiện nay thì cụm từ này ít khi được sử dụng nhưng vẫn mang ý nghĩa rất quan trọng. Trung thành với tôt quốc là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu đối với công dân Việt Nam và đặc biệt là một người quân nhân. Do đó, pháp luật nước ta quy định hành vi này là một tội danh được quy định tại Bộ luật hình sự.

Theo đó, đầu hàng quân địch được hiểu là những hành vi mang tính tự nguyện, thiện ý chạy sang hàng ngũ quân địch hoặc tự nguyện hạ vũ khí để có thể sống sót vì bản chất ham sống sợ chết và bị quân địch bắt làm tù bình khi chiến đấu.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:

Đầu hàng quân địch Surrender to the enemy
Chiến tranh War
Tự nguyện Voluntary
Tù binh Prisoner

3. Tội đầu hàng địch theo Bộ luật hình sự 2015:

Hành vi đầu hàng quân địch được xem là một trong các tội danh được quy định tại điều 399 về Tội đầu hàng địch trong Bộ luật hình sự hiện nay. Tuy hiện nay, đất nước ta đã được hòa bình và dường như tội danh này không còn được áp dụng nhưng vẫn sẽ được quy định để phòng ngừa những trường hợp có chiến tranh xảy ra.

Cũng giống như những tội danh khác thì tội đầu hàng cũng được chia làm ba mức độ như sau:

Thứ nhất, áp dụng hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm khi có hành vi đầu hàng địch dưới bất kỳ hình thức nào.

Thứ hai, áp dụng hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi người nào có hành vi đầu hàng quân địch nếu thuộc các trường hợp sau đây:

  • Là người đang giữ chức chỉ huy hoặc đang là sĩ quan quân đội;
  • Giao nộp cho quân địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự;
  • Giao nộp những tài liệu quan trọng hoặc khai báo bí mật công tác quân sự của quân dân ta cho quân địch trong mọi hoàn cảnh;
  • Có hành vi đầu hàng và lôi kéo người khác cùng đầu hàng quân địch;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

Thứ ba, bị áp dụng hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc nặng nhất là chung thân khi thực hiện các hành vi như giao nộp cho quân địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước và gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Các yếu tố cấu thành tội đầu hàng địch:

Thứ nhất, mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội đầu hàng địch được hiểu trong quy định của  pháp luật là những hành vi tự nguyện chấm dứt sự kháng cự, không có hành vi phản kháng hay tỏ ra thái độ không hợp tác mà ngược lại sẽ  tuân thủ mọi yêu cầu của quân địch trong chiến đấu hoặc khu vực có chiến sự nhằm được tha sống hoặc thả đi. Hành vi đầu hàng quân địch được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tự nguyện chạy sang hàng ngũ quân địch, tự nguyện hạ vũ khí để cho quân địch bắt giữ và làm theo những yêu cầu mà quân địch bắt phải làm. Tuy có khả năng chống cự nhưng vì ham sống sợ chết mà bỏ vũ khí và đồng ý nghe sự sai bảo của quân địch, sẳn sàng cung cấp những thông tin bí mật của quân sự cho quân địch và thâm chí là người dẫn đầu, hướng dẫn quân địch đánh quân ta, ngoài ra còn thực hiện các hành khác gây bất lợi cho quân đội và đất nước.

Hậu quả của hành vi này chính là quân địch được nắm tình hình quân sự của nước ta, biết được kế hoạch cũng như chiến lược chống trả. Từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như kế hoạch tác chiến bị sụp đổ, nhiều binh sĩ tử trận, thương vong nặng nề, đời sống của người dân bị đe dọa, Đảng và Nhà nước ta rơi vào thế bị động và có nguy cơ bị quân địch đánh chiếm thành công.

Thứ hai, mặt chủ quan của đầu hàng quân địch

Hành vi đầu hàng quân địch được hiểu là hành vi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp thực hiện hành vi. Người phạm tội hoàn toàn có khả năng, nhận thức được hành vi của mình là sai, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và cực kỳ nghiêm trọng nhưng vì ham sống sợ chết mà phản bội đất nước, đầu quân cho quân địch.

Thứ ba, khách thể của tội đầu hàng địch

Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ, cụ thể đối với hành vi này là sự trung thành với tổ quốc, tinh thần yêu nước, sự kỷ luật và sức mạnh kháng chiến trên chiến trường của quân đội nhân dân Việt Nam. Là một người quân nhân chưa làm đúng trách nhiệm với tổ quốc với nhân dân, không dũng cảm, không dám hy sinh vì sự nghiệp chung của dân tộc.

Thứ tư, mặt chủ thể của tội phạm

Hiện nay thì chủ thể của tội danh này là tất cả những người phục vụ trong quân đội nhân dân, là những người có đầy đủ khả năng nhận thức và trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình, cụ thể bao gồm như sau:

  • Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng.
  • Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện.
  • Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
  • Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.

5. Một số tội danh xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuốc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu:

Thứ nhất, đối tượng chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

  • Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng.
  • Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện.
  • Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
  • Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.

Đây là những đối tượng làm việc, công tác tại môi trường quân ngũ, được rèn luyện, giáo dục và huấn luyện theo chương trình của một người quân dân. Những người này thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống giặc khi có quân địch xâm chiếm nước ta.

Thứ tư, tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh

  • Người nào chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền một cách lơ là, chậm trễ, tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Trong chiến đấu. Khi quân địch đem quân đội sang đánh chiếm nước ta và quân dân ta đang ra sức chống trả nhưng một số bộ phận cá nhân có hành vi không tuân theo mệnh lệnh mà tự ý hành động.

+ Trong khu vực có chiến sự;

+ Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trong các vụ hỏa hoạn, thiên tại lũ lụt, bão, sóng thần…

+ Trong tình trạng khẩn cấp như quân địch bất ngờ đem quân sang đánh chiếm bất ngờ, hay xuất hiện sóng thần, cháy nổ hàng loạt…

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân, người lao động hoặc cho lực lượng quân đội. Như hành vi bỏ cạnh giữ tại các cửa khẩu dẫn đến nhiều đối tượng nhiệm bệnh Covid lợi dụng tình hình chạy trốn sang nước ta dẫn đến dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng.

Thứ năm, tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ

  • Người nào cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ dẫn đến người đó không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Là chỉ huy hoặc sĩ quan.

+ Lôi kéo người khác phạm tội, đây là hành vi dùng lời lẽ, hành động để lôi kéo đồng đội hoặc những người khác cùng cản trở đồng đội của mình thực hiện nhiệm vụ được giao vì một số lý do nào đó như ganh tị, đố kỵ hay nghe theo lệnh của người khác.

+ Dùng vũ lực, sử dụng những công cụ, phương tiện hỗ trợ để đánh đập không cho đồng đội thực hiên nhiệm vụ.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Trong chiến đấu;

+ Trong khu vực có chiến sự;

+ Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

+ Trong tình trạng khẩn cấp;

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ bảy, tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh

  • Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật công tác quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

+ Đối xử tàn ác với tù binh khác như vì ham sống sợ chết mà khai báo tù binh khác đang có nhiều thông tin liên quan đến kế hoạch tác chiến của quân ta và yêu cầu cần tra tấn thật mạnh để có thể lấy được thông tin.

+ Lôi kéo người khác khai báo, làm việc cho địch;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước. Những bí mật này chỉ có trong nội bộ quân đội được biết vì nó có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc kháng chiến chống giặc, một khi bị phát hiện thì sẽ dẫn đến thất bại nghiêm trọng.

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như nhiều quân nhân bị hy sinh, kho quân trang bị đốt cháy, lương thực thực phẩm bị hủy hoặc lấy trộm khiến cho binh lĩnh không có sức chiến đấu…

Thứ tám tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu

  • Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

+ Bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự;

+ Lôi kéo người khác phạm tội;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

  • Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Đây là những tội danh thường xuất hiện trong môi trường quân ngũ vì sự thiếu trách nhiệm, ham sống sợ chết, không dám hy sinh mà thực hiện những hành vi vi phạm gây ra những hậu quả nghiêm trọng hoặc cực kỳ nghiêm trọng đối với quân đội và nhân dân.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com