Đầu tư nước ngoài là gì? Vai trò, ý nghĩa của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư nước ngoài là gì? Vai trò, ý nghĩa của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam? Một số hạn chế của việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam? Những chính sách đầu tư kinh doanh? Những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện?

Với nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường thì nhiều dự án, công trình được xây dựng với nguồn hỗ trợ từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ cũng như tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Căn cứ pháp lý:

  • Luật đầu tư 2020;

1. Đầu tư nước ngoài là gì?

Đầu tư nước ngoài được hiểu là việc đầu tư vốn (tiền hoặc tài sản có gái trị khác) của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện một dự án hay một công trình khác nhằm mục đích kinh doanh theo một thời gian được Nhà nước cho phép dưới hình thức đầu tư khác nhau.

Foreign investment means the investment of capital (money or other valuable assets) of a foreign investor in Vietnam to carry out a project or another project for the purpose of doing business over a period of time. allowed by the State under different investment forms.

2. Vai trò, ý nghĩa của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam:

Với những thế mạnh về tài nguyên, nhân lực trẻ, nước ta hằng năm đã thu hút lượng đầu tư nước ngoài rất lớn và được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FPI thành công nhất khu vực và trên thế giới, được đánh giá là địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đã phần nào góp phần thúc đẩy  chuyển dịch, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, nhiều mô hình tăng trưởng vượt bật, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhiều sản phẩm, dịch vụ, được cạnh tranh đưa ra thị trường, thúc đẩy cải cách thể chế , chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân số trẻ của nước ta.  Hiện nay, việc làm trực tiếp trong khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng từ 330 nghìn người vào năm 1995 lên khoảng 3,6 triệu người năm 2017, đồng thời tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 5 – 6 triệu lao động.

Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho Việt Nam  đẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhiều hàng hóa may mặc tại Việt Nam được du nhập sang các nước trên thị trường thế giới đến những quốc gia có nền kinh tế phát triển, đống thời giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết đến những văn hóa của nước ta, thu hút nền kinh tế du lịch. Nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập liên kết với những xí nghiệp trong nước tạo ra mạng lưới sản xuất toàn cầu giúp tham gia trong quá trình phân công lao động khu vực. Đầu tư nước ngoài cũng tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trên thị trường thế giới, khằng định được vị trí của hành hóa nước ta trên thị trường Nhờ có định hướng này, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh, góp phần cân bằng cán cân thương mại, giảm áp lực tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Hiên nay, nhiều doanh nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài đã phần nào góp phần cho quá trình đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ để có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng từ đó tạo động lực để lực lượng lao động đầu tư trình độ, tay nghề của bản thấn, từ đó tạo ra những đội ngũ lao động chuyên nghiệp cao. Cụ thể tại nhiều doanh nghiệp chúng ta có thể nhiều vị trí trước kia được các chuyên gia nước ngoài đảm nhận nay đã được thay thế bằng những chuyên gia người Việt Nam, từ đó phần nào đã góp phần xóa đói, giảm nghèo tạo công ăn việc làm cho nhiều cá nhân.

3. Một số hạn chế của việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam:

Thứ nhất, việc kiểm soát và quản lý của nhà nước đối với  trách nhiệm doanh nghiệp nước ngoài chưa thật sự hiệu quả

Năm 2016, Formosa được xem là vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường nước. Đây là nhà máy sản xuất nhựa thuộc với tên đầy đủ là Tập đoàn nhựa Formosa thuộc sở hữu của tập đoàn Đài Loan hoạt động đa ngành. Việc không xử lý nước thải và thải trực tiếp ra môi trường của nhà máy này đã gây ra hàng loạt cá chết, trôi nổi trên khắp khu vực biển miền Trung. Đây chính là hậu quả của việc kiểm soát không chặt chẽ và gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường của nước ta ngày càng nghiêm trọng hơn, đồng thời làm mất đi một lượng lớn nguồn sinh vật biển và ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của những họ dân  làm nghề nuôi trồng thủy hải sản và đánh bắt thủy sản ven bờ.

Thứ hai, chưa có sự kết nối, gắn kết của các nhà đầu tư nước ngoài đến với khu vực trong nước. Nhiều sản phẩm được gia công ở nước ngoài sau đó được vận chuyển vào trong nước ta để thực hiện công đoạn cuối cùng hoặc ngược lại, từ đó chưa thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong nước còn chưa đạt được như kỳ vọng, chủ yếu là gia công lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành thấp, giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm chưa cao.

Thứ ba, hiện nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhưng quy mô còn nhỏ, hoặc trung bình so với những khu vực khác. Một số dự án còn tốn năng lượng, thâu dụng tài nguyên, gây ô nhiễm hoặc gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người lao động. Nhiều sự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, số lượng đầu tư cho dự án chưa phát triển mạnh. Những tập đoàn đầu chỉ đầu tư vào một ít ngành nghề chủ yếu, những ngành nghề khác thì chưa được đầu tư mạnh mẽ, những lĩnh vực ưu tiên chưa được áp dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn so với các nước dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, số lượng các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc, hay các dự án được ưu tiên hơn vì lực lượng lao động nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài còn nhiều thiếu sót, thiếu sự phối hợp từ Trung ương đến địa phương. Hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án chưa được đáp ứng, nhiều vấn đề pháp lý còn ràng buộc, chưa tạo nhiều điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội được đầu tư các dự án tiềm năng.

Thứ năm, hiện nay nhiều nhà đầu tư chưa đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người lao động Việt Nam, tuyển dụng lao động nước ngoài, chưa đảm bảo quyền lợi chính đáng của lao động Việt Nam theo pháp luật nước ta. Chính vì thực trạng này nên đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, quan hệ lao động trong nhiều thời điểm trở nên căng thẳng, gây bất ổn chính trị, kinh tế xã hội địa phương, ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh đầu tư tại Việt Nam.

4. Những chính sách đầu tư kinh doanh:

  • Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

  • Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
  • Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
  • Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
  • Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5. Những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

  • Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư.
  • Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
  • Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

–  Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:

+ Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

+ Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

–  Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:

+ Giấy phép;

+ Giấy chứng nhận;

+ Chứng chỉ;

+ Văn bản xác nhận, chấp thuận;

+ Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

  • Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com