Tôi có 1 số thắc mắc liên quan đến đầu tư vào Quỹ nước ngoài, như: cá nhân Việt Nam có được phép đầu tư? thủ tục?Khi xảy ra tranh chấp thì như thế nào? Thủ tục chuyển vốn ra nước ngoài và lợi nhuận về nước?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một số câu hỏi liên quan đến việc cá nhân đầu tư vào Quỹ nước ngoài, kính nhờ LVN Group giải đáp giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn:
1. Cá nhân người Việt Nam có được tham gia đầu tư vào quỹ của công ty quản lý quỹ tại nước ngoài không?
2. Nếu được thì các thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị những gì?
3. Các giao dịch với công ty quỹ ở nước ngoài chủ yếu là qua fax hoặc bản scan, như vậy có đảm bảo tính pháp lý không? Trong trường hợp có tranh chấp thì giấy tờ như vậy có đảm bảo không?
4. Khi chuyển tiền ra nước ngoài để mua chứng chỉ quỹ, hoặc khi bán chứng chỉ quỹ và muốn chuyển tiền về Việt Nam thì các thủ tục cần làm là gì?
5. Trường hợp đầu tư này thì cá nhân sẽ phải chịu những khoản thuế nào? Mức thuế suất bao nhiêu?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cá nhân người Việt Nam có được tham gia đầu tư vào quỹ của công ty quản lý quỹ tại nước ngoài không?
Theo quy định tại Luật đầu tư 2005 thì cá nhân, tổ chức có quyền đầu tư ra nước ngoài, miễn là không vi phạm các trường hợp mà Nhà nước cấm đầu tư.
2. Nếu được thì các thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị những gì?
Trường hợp của bạn là đầu tư để dưới hình thức góp vốn đầu tư, bạn phải tuân thủ theo quy định tại Điều 79 Luật đầu tư 2005
Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Thứ nhất: Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam
- Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
– Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
– Văn bản đăng ký dự án đầu tư.
– Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.
– Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
– Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Thủ tục đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
– Hồ sơ: 03 bộ (có 01 bộ hồ sơ gốc)
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ (nếu có).
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi các Bộ, ngành và địa phương liên quan.
– Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
Thứ hai: Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên
- Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
– Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
– Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.
– Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.
– Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
– Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
– Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông về việc đầu tư ra nước ngoài.
Đối với các dự án đầu tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Cụ thể theo quy định tại Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Điều 12. Giấy chứng nhận đầu tư và các mẫu văn bản khác
1. Nội dung chủ yếu của Giấy chứng nhận đầu tư gồm:
a) Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
b) Mục tiêu đầu tư, quy mô dự án đầu tư.
c) Tên quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận dự án đầu tư.
d) Vốn đầu tư.
đ) Thời hạn thực hiện dự án đầu tư.
e) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
g) Các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các văn bản mẫu sau: đăng ký dự án đầu tư; đề nghị thẩm tra dự án đầu tư; giải trình về dự án đầu tư; đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư; giải trình về đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư; thông báo thực hiện dự án đầu tư; báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư.
Điều 13. Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
a) Văn bản đăng ký dự án đầu tư.
b) Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam; hoặc Giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhưng không đăng ký lại theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.
c) Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
d) Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với trường hợp nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Nhà đầu tư nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư 03 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp có nội dung cần phải được làm rõ liên quan đến hồ sơ dự án đầu tư, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
4. Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
3. Các giao dịch với công ty quỹ ở nước ngoài chủ yếu là qua fax hoặc bản scan, như vậy có đảm bảo tính pháp lý không? Trong trường hợp có tranh chấp thì giấy tờ như vậy có đảm bảo không?
Các giấy tờ giao dịch của bạn trong trường hợp này chủ yếu là qua fax và scan, trong một số trường hợp hình thức giao dịch như vậy vẫn bảo đảm tính pháp lý, tuy nhiên khi có hoạt động giao dịch yêu cầu bạn phải có mặt trực tiếp thì không thể qua fax và scan được, mà lúc này bạn phải tiến hành ủy quyền cho một cá nhân khác để tiến hành giao dịch theo quy định của Điều ước quốc tế và Luật pháp nước nơi mà bạn đầu tư thì mới bảo đảm được đầy đủ quyền lợi của bạn trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Khi có tranh chấp xảy ra thì cơ quan có thẩm quyền giả quyết tranh chấp được xác định tại khoản 3, Điều 12 Luật đầu tư 2005 như sau:
Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Toà án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191
4. Khi chuyển tiền ra nước ngoài để mua chứng chỉ quỹ, hoặc khi bán chứng chỉ quỹ và muốn chuyển tiền về Việt Nam thì các thủ tục cần làm là gì?
Thủ tục chuyến vốn đầu tư ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về
Theo quy định tại Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Điều 23. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
b) Dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để nghiên cứu, chuẩn bị dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 25. Chuyển lợi nhuận về nước
1. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ dự án đầu tư về Việt Nam.
2. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng.
Như vậy thủ tục chuyển vốn ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận về nước thì cần phải có giấy chứng nhận đầu tư, dự án đầu tư đã được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận và sẽ tiến hành theo thủ tục chuyển vốn và lợi nhuận theo quy định cụ thể của pháp luật về lĩnh vực đầu tư đó.
5.Trường hợp đầu tư này thì cá nhân sẽ phải chịu những khoản thuế nào? Mức thuế suất bao nhiêu?
Trong trường hợp này, bạn sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh và thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn với mức thuế suất 5% theo quy định tại Điều 10 và Điều 12 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung 2012.
Đối với thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh thì tùy thuộc vào mức thu nhập sẽ có mức thuế suất nhất định theo Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung 2012:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.