Địa điểm giao hàng? Các nguyên tắc giao nhận hàng hóa?
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất giống như hợp đồng mua bán tài sản, đều là sự thỏa thuận giữa những chủ thể nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ pháp lý giữa các bên, trong đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản, hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, và ngược lại bên mua nhận tài sản, có quyền sở hữu đối với tài sản, hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về các điều khoản trong hợp đồng như: giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng, những nguyên tắc khi giao nhận hàng hóa… Vậy địa điểm giao hàng là gì? Khi giao nhận hàng hoá phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Địa điểm giao hàng? Các nguyên tắc giao nhận hàng hoá?.
LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
– Cơ sở pháp lý: Luật thương mại 2005.
1. Địa điểm giao hàng là gì?
Về bản chất, hợp đồng là văn bản ghi nhận về sự thỏa thuận của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng, theo đó, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại chủ yếu là thương nhân. Chủ thể hợp đồng là các bên giao kết và thực hiện hợp đồng Một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân. Chủ thể còn lại của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc có thể không phải là thương nhân.
Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là điểm khác biệt với chủ thể hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì chủ thể hợp đồng mua bán tài sản là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại (cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác).
– Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về hình thức của hợp đồng, theo đó, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
– Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện và ghi nhận ý chí của các bên trong việc giao kết hợp đồng. Về nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa trừ những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên mua và bán hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng. Luật thương mại quy định đa dạng về các hình thức thể hiện của hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng các bên mua bán hàng hóa nên kí kết hợp đồng bằng văn bản. Ưu điểm của hình thức hợp đồng bằng văn bản so với hình thức hợp đồng bằng lời nói là: Ghi nhận rõ ràng quyền và nghĩa và quan hệ hợp đồng; nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
– Theo đó, về địa điểm giao hàng, các bên cũng có thể tự thỏa thuận với nhau và được thể hiện rõ trong hợp đồng mua bán tài sản. Tại Điều 35 Luật thương mại 2005 quy định về địa điểm giao hàng, theo đó, trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận về địa điểm giao hàng, trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
– Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó, điều này được quy định nhằm bảo đảm cho việc giao hàng hoá được thuận tiện hơn, bởi lẽ những vật gắn liền với đất đai có thể là nhà cửa, tài sản gắn liền với đất do đó việc giao hàng tại nơi có hàng hoá là hoàn toàn hợp lý.
– Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên.
– Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó.
– Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
– Tại Điều 277 và 435 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Trong trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định như sau:
– Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
– Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản. Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Mua bán hàng hóa do có sự khác nhau về chủ thể, đối tượng của hợp đồng với mua bán tài sản nên quy định của Luật thương mại 2005 về cách ve thức thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng sẽ có một số điểm khác biệt so với quy định tương ứng về cách thức thực hiện hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự 2015. Luật thương mại 2005 đã quy định chi tiết, cụ thể hơn về việc xác định địa điểm giao hàng; xác định giá hàng hóa; xác định địa điểm và thời hạn thanh toán; xác định về thời hạn, địa thủ điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua. Ví dụ: Khoản 2 Điều 35 Luật thương mại 2005 quy định: Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được g xác định theo nhiều địa điểm khác nhau tùy thuộc vào tính chất loại hàng hóa, thỏa thuận vận chuyển hàng hóa, địa điểm sản xuất hàng hóa, địa điểm kinh doanh của bên bán…
– Trong khi đó, Điều 435 và Điều 277 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Trong trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định theo nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản.
– Trong trường hợp không có Khoản 2 Điều 42 Luật thương mại 2005 quy định: Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lí để bên mua có thể nhận hàng.
Điều 54 Luật thương mại 2005 quy định về địa điểm thanh toán: Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
– Địa điểm kinh doanh được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
– Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ. Điều 55 quy định về thời hạn thanh toán: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
– Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa;
– Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật thương mại 2005
– Khoản 2 Điều 440 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
– Khoản 3 Điều 434 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Trong tương quan so sánh với các quy định về thời hạn, địa điểm thanh toán tại Bộ luật dân sự năm 2015 (khi các bên không thỏa thuận về thời hạn, địa điểm thanh toán trong hợp đồng) có thể nhận thấy quy định của Luật thương mại 2005 cụ thể, chi tiết hơn. Ví dụ: Luật thương mại 2005 còn bổ sung thêm trường hợp bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
2. Các nguyên tắc giao nhận hàng hóa?
Như đã trình bày ở trên, các bên tham gia vào quan hệ mua bán hàng hoá đều có thể tự thỏa thuận với nhau về tất cả những điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hoá, tuy nhiên những sự thỏa thuận đó sẽ không được trái với những quy định của pháp luật. Trong quá trình giao nhận hàng hoá, các bên cũng có thể tự do thỏa thuận về các nguyên tắc khi giao nhận hàng hoá, nhìn chung khi giao nhận hàng hoá các bên sẽ tuân thủ theo những nguyên tắc như:
– Nguyên tắc kiểm tra hàng trước khi giao- nhận: đây là một trong những nguyên tắc không thể thiếu khi các bên tiến hành giao nhận hàng hoá. Trên thực tế, việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao nhận của các bên là việc làm tất yếu, đây là một trong những hoạt động nhằm bảo đảm về chất lượng, số lượng của hàng hoá, những loại giấy tờ khác có liên quan đến hàng hoá ,nếu phát hiện ra lỗi hoặc có những vấn đề gì khác thì sẽ phải bàn giao ngay cho bên giao.
– Nguyên tắc giao chứng từ kèm theo: khi tiến hành giao hàng hoá cho bên nhận thì bên giao hàng hoá phải giao kèm theo chứng từ có liên quan đến hàng hoá, bởi lẽ đây là một trong những loại giấy tờ chứa đựng những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá ( số lượng, chất lượng, chủng loại, đặc điểm…) Căn cứ vào chứng từ hàng hoá mà người mua có thể đối chiếu được về những loại hàng hoá đó.
– Nguyên tắc khác mà các bên tự thỏa thuận với nhau trong quá trình ký kết hợp đồng.
Nguyên tắc giao hàng: pháp luật ưu tiên về sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên có những sự thỏa thuận về địa điểm cũng như những nguyên tắc khi giao hàng thì sẽ được thể hiện rõ trong hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên, tuy nhiên nếu trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận cũng như không có thỏa thuận về nguyên tắc giao hàng thì sẽ áp dụng theo những nguyên tắc mà pháp luật đã quy định nhằm đảm bảo cũng như là cơ sở pháp lý để ràng buộc về trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.