Dịch vụ môi trường rừng và phân loại dịch vụ môi trường rừng? Chi trả dịch vụ môi trường rừng?
Rừng là hệ sinh thái quan trọng đối với môi trường. Bên cạnh việc khai thác rừng thì Nhà nước rất chú trọng đến công tác bảo vệ, phát triển rừng. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để có thể thực hiện các hoạt động mang tính khoa học, kỹ thuật trong bảo vệ, khai thác và phát triển rừng, do đó, dịch vụ môi trường rừng đã ra đời. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ cung cấp các thông tin về dịch vụ môi trường rừng cũng như chi trả dịch vụ môi trường rừng.
LVN Grouptư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
1. Dịch vụ môi trường rừng và phân loại dịch vụ môi trường rừng
Tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định “ Dịch vụ môi trường Từng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng, có thể hiểu dịch vụ môi trường rừng như sau: Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng cho xã hội hay người hưởng lợi những giá trị sử dụng từ môi trường rừng
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì dịch vụ môi trường rừng Dịch vụ môi trường rừng có thể chia thành 5 loại. Cụ thể như sau:
Một là, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng. Rừng có vai trò lớn trong việc giữ đất – và do đó kiểm soát xói mòn, sạt lở đất và quá trình lắng đọng bùn cát ở hồ, sông, suối, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước, đảm bảo nguồn nước sạch dồi dào phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và làm thủy điện, Hiện nay, thực trạng tàn phá rừng, sử dụng đất rừng, nhất là từng đầu nguồn không hợp lý là nguyên nhân gây nên các thảm họa tự nhiên, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất. Sự bồi lắng tại các hồ chứa thủy điện làm giảm tuổi thọ của hồ chứa và tăng thêm chi phí trong việc sản xuất điện năng,…
Những thực trạng và hậu quả trên đã cho thấy dịch vụ này đã cung ứng cho xã hội các giá trị to lớn từ rừng trong việc duy trì khả năng phòng hộ của các vùng đầu nguồn là: Hạn chế xói mòn đất và bồi lắng; Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước. Rừng và nguồn nước không thể tách rời nhau. Rừng và nước xuất hiện đồng thời và thường xuyên có tác động qua lại.
Hai là, điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội
Như đã phân tích ở trên, rừng và nguồn nước không thể tách rời nhau, Rừng và nước xuất hiện đồng thời và thường xuyên có tác động qua lại. Các loài cây đều sử dụng nước cho đến khi nó bị chặt hạ. Sự xuất hiện của thực vật là chỉ thị cho sự sẵn có của nguồn nước. Vì vậy, trong vùng nhiệt đới lớp thảm thực vật sẽ phát triển tốt tươi ở những nơi có nguồn nước dồi dào, nhờ thăm cây xanh và thảm thực bì của vỏ trái đất mà lượng nước khổng lồ đã được hút vào bộ rễ để rồi bốc hơi qua tán lá (khi không), phần còn lại được ngâm từ từ vào đất tạo ra các mạch nước ngầm. Nguồn nước còn lại sau khi được thực vật sử dụng sẽ thấm xuống đất rừng tạo ra các mạch nước ngầm và bổ sung vào dòng chảy của sông, suối, trừ một lượng nước nhỏ bốc hơi vật lý và thoát khỏi đất rừng. Nguồn nước nhả ra từ rừng và đất rừng đem lại lợi ích to lớn đối với sản xuất và đời sống của con người.
Ba là, bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ du lịch.
Rừng là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự đa dạng sinh học Rừng chính là nơi cư trú của rất nhiều các loài sinh vật, môi trường sống càng đa dạng thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sôi và phát triển, tạo ra sự phong phú về số lượng cũng như về chủng loại.
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các loài sinh vật sinh trưởng, phát triển và thực hiện việc sinh sản để duy trì, kéo dài nó giống, bảo tồn sự đa dạng của các loài sinh vật.
Bảo tồn đa dạng sinh học là loại dịch vụ rất cần thiết hiện nay nhằm bảo tồn những giá trị to lớn mà đa dạng sinh học mang lại cho đời sống xã hội và nhất là lợi ích về du lịch, đó là: Trước hết, đa dạng sinh học thực sự là nguồn tài nguyên vô tận về vẻ đẹp, là yếu tố cơ bản để hình thành nên các khu bảo tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan thu hút khách du lịch thăm quan, giải trí. Đa dạng sinh học còn là nơi cung cấp, lưu giữ nguồn gen của nhiều loài sinh vật quý hiếm, nhiều hệ sinh thái đại diện, hoặc đặc thù là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng thúc đẩy các hoạt động du lịch vì mục đích nghiên cứu khoa học môi trường sinh thái. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm phục vụ chữa bệnh, chính điều này đã thúc đẩy nhiều du khách đến tham quan du lịch ở những khu vực có nguồn dược liệu quý để vừa thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí vừa thỏa mãn nhu cầu tìm thuốc chữa bệnh. Đa dạng sinh học cung cấp nguyên liệu để sản xuất, chế tác các đồ lưu niệm phục vụ cho ngành du lịch, góp phần thu hút khách du lịch đến với các điểm du lịch, khu du lịch.
Bốn là, hấp thu và lưu giữ cacbon.
Môi trường nóng hấp thu và lưu giữ lượng lớn cacbon trong khí quyển (loại khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính) thông qua quá trình quang hợp của các loài thực vật rừng như các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi ,…
Tuy nhiên hiện nay, các hoạt động sống của con người, đặc biệt là hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ và khí thiên nhiên), hoạt động nông nghiệp (đốt phụ phẩm sau thu hoạch), nạn phá rừng và suy thoái rừng đáng báo động là những nguyên nhân chủ yếu khiến gia tăng lượng lớn khí nhà kính nói chung và khi cacbon nói riêng vượt ngưỡng cho phép vào bầu khí quyển. Điều này tất yếu dẫn đến tỷ lệ giữa lượng hấp thụ và lưu giữ cacbon của môi trường rừng so với lượng cacbon trong khí quyển giảm mạnh, hay nói cách khác nồng độ cacbon trong khí quyển sẽ tăng khi đó, quá trình giữ nhiệt tăng và hậu quả là nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên nhanh chóng gây nên biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan, từ đó ảnh hưởng đến môi trường và đời sống xã hội.
Nhờ có dịch vụ môi trường rừng này, lượng cacbon mà rừng hấp thụ và lưu trữ được sẽ góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, từ đó ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi trường
Năm là, cung ứng bất đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Đây là loại dịch vụ được tạo ra bởi hai loại nàng là rừng ngập mặn và rừng trong đất liền.
Giống như dải phân cách giữa đất liền và đại dương, rừng ngập ăn bao phủ bờ biển nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt trên thế giới, mang lại môi trường sống thiết yếu cho nhiều sinh vật và cung cấp các dịch vụ sinh thái quan trọng cho con người, ngoài các giá trị như chống xói lở bờ biển, giá trị hấp thụ các bạn rừng ngập mặn còn có giá trị rất lớn trong việc cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Rừng ngập mặn là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản. Vật rụng (lá, cành, chồi, hoa, quả) của cây rừng ngập mặn được các vi sinh vật phân hủy thành mùn bã hữu cơ mang lại nguồn thức ăn dồi dào cho các loài thủy hải sản, trong đó nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm biển, cua, cá bớp, sò, ngán, ốc hương.
Rừng ngập mặn không những là nguồn cung cấp thức ăn mà còn là nơi cư trú, nuôi dưỡng con non của nhiều loài thủy hải sản có giá trị, đặc biệt là các loài tôm sú, tôm biển xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao. Trong vòng đời của một số lớn các loại cá, tôm, cua… có một hoặc nhiều giai đoạn bắt buộc phải sống trong các vùng nước nóng, cửa sông có rừng ngập mặn.
Rừng trên đất liền có giá trị không nhỏ trong việc cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho nuôi trồng thủy sản nhờ có chức năng điều hòa nguồn nước, giảm đang chạy hệ mặt, chuyển nó vào lượng nước ngầm xuống đất và vào tầng nước ngầm của rừng, chuyển vào các ao, hồ, kênh, rạch… phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
2. Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một loại hình của chi trả dịch vụ môi trường. Đó chính là quan hệ mua bán trên cơ sở tự nguyện giữa người cung ứng dịch vụ môi trường rừng (người bán) và người hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng (người mua). Việc quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm tạo ra cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường rừng bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ (người bán) với người sử dụng dịch vụ (người mua), từ đó mang lại lợi ích cho những người hiện đang sử dụng các dịch vụ theo cách bảo vệ hoặc tăng cường các dịch vụ môi trường rừng để phục vụ lợi ích của phần đông dân số. Những người cung cấp dịch vụ môi trường rừng sẽ được chi trả cho những gì họ làm để duy tri, bảo vệ và phát triển các chức năng của môi trường rừng và những người sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ phải chi trả cho những dịch vụ này.
Nguyên tắc cơ bản của chi trả dịch vụ môi trường rừng là người hưởng lợi phải trả tiền. Với bản chất là quan hệ kinh tế thuần túy, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng phải căn cứ vào công sức và những chi phí cần thiết mà bên cung ứng dịch vụ đã bỏ ra để đem lại những giá trị từ môi trường rừng cho các bên sử dụng dịch vụ. Người cung cấp dịch vụ môi trường rừng chỉ cung cấp dịch vụ khi họ nhận được sự chi trả xứng đáng với những gì mà họ đã làm để tạo ra dịch vụ đó, người sử dụng dịch vụ môi trường rừng cũng chỉ chấp nhận chi trả khi những gì họ nhận được từ người cung cấp dịch vụ xứng đáng với sổ tiền mà họ bỏ ra.
Mục đích của chi trả dịch vụ môi trường rừng đó chính là thu hút các nguồn lực xã hội tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tạo điều kiện để thúc đẩy ngành lâm nghiệp; đồng thời huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách là nguồn vốn từ toàn xã hội (tổ chức, doanh nghiệp, người dân) cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó chính là nhằm cải thiện thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội của người làm nghề rừng, và tạo ra nguồn thu mới, hỗ trợ thêm chi phí duy trì hoạt động của các chủ rừng.