Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi có sai sót trong quá trình lập dự toán

Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi có sai sót trong quá trình lập. Điều chỉnh dự toán của dự án đầu tư xây dựng.

Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi có sai sót trong quá trình lập. Điều chỉnh dự toán của dự án đầu tư xây dựng.


Tóm tắt câu hỏi:

Dạ kính thưa LVN Group, em làm bên cơ quan thẩm định công trình xây dựng nhà nước, khi thẩm định phần mềm dự toán của em chưa cập nhật định mức đơn giá mới, nên khi thẩm định, đơn giá nhân công và đơn giá máy bị sai lệch, gây tổng mức đầu tư được duyệt lớn hơn so với thật tế, nay đấu thầu chạy bản tiên lượng mới phát hiện sai sót, để chỉnh sửa lại sai sót đó phải em phải làm sao cho đúng pháp luật quy định, kính mong LVN Group tư vấn, trong lúc chờ đợi em xin cảm ơn?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 32/2015/NĐ-CP

Luật Xây dựng 2014

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 32/2015/NĐ-CP:

Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.

2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định này.

Như vậy, căn cứ theo quy định này về nguyên tắc chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.

Căn cứ theo Luật Xây dựng 2014:

Điều 135. Dự toán xây dựng

1. Dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

2. Nội dung dự toán xây dựng gồm chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng.

3. Dự toán xây dựng sử dụng vốn nhà nước được phê duyệt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 của Luật này là cơ sở xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng.

4. Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này;

b) Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

c) Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

5. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định.

Căn cứ theo quy định này thì dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

Trong trường hợp này, bạn đã tính sai dự toán xây dựng dẫn đến tổng mức đầu tư xây dựng được duyệt lơn hơn tổng mức đầu tư xây dựng trên thực tế nay đấu thầu chạy bản tiên lượng mới phát hiện sai sót đó. Như bày trình bày, thì hiện nay dự toán xây dựng của bạn đã được duyệt, sau khi phát hiện ra sai sót bạn muốn chỉnh sửa nhằm đưa tổng mức đầu tư được duyệt về bằng với tổng mức đầu tư trên thực tế. Pháp luật quy định về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình đã được duyệt tại Điều 11 Nghị định 32/2015/NĐ-CP.

Điều 11. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:

a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

b) Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;

2. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh.

3. Chủ đầu tư tổ chức xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.

4. Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh.

5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

dieu-chinh-du-an-dau-tu-xay-dung-khi-co-sai-sot-trong-qua-trinh-lap-du-toandieu-chinh-du-an-dau-tu-xay-dung-khi-co-sai-sot-trong-qua-trinh-lap-du-toan

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

Như vậy, theo quy định này, việc dự toán xây dựng công trình đã được duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:

– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng;

– Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;

Trường hợp thứ nhất, việc dự toán xây dựng công trình đã được duyệt được điều chỉnh trong trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng;

Căn cứ theo quy định tại Điều 134 Luật Xây dựng 2014:

Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng

5. Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.

Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

1. Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:

a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

d) Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

Hiện nay, bạn muốn điều chỉnh lại tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước thì bạn được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng. Muốn điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng thì bạn phải chứng minh được việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

– Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

– Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

– Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

Trường hợp thứ hai, bạn điều chỉnh dự toán đầu tư xây dựng trong trường hợp thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;

Như vậy, để giải quyết được sai sót trong trường hợp này, bạn cần điều chỉnh là dự toán xây dựng công trình xây dựng đã được xây dựng bằng cách:

Một là, điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng;

Hai là, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com