Điều chỉnh, tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng

Điều chỉnh hợp đồng xây dựng? Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng?

Trong cuộc sống thường ngày thì việc bắt gặp được các khu đất đang được thực hiện việc xây dựng là vô cùng phổ biến mà điều này lại được nhìn thấy rất nhiều ở các thành phố lớn. Do đó, một trong những nhân tố không thể thiếu, góp phần quan trọng trong sự thay đổi về cảnh quan, phát triển nền kinh tế đất nước thì không thể nào không nhắc đến việc xây dựng và phát triển của cơ sở hạ tầng  của Việt Nam. Vấn đề xây dựng từ trước đến nay vẫn đang được xác định là một trong các lĩnh vực đầu tư được rất nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước rất chú trọng và quan tâm. Trong quá trình xây dựng thì cũng giống như các công việc khác thường được giao kết bằng hợp đồng, do đó, trong xây dựng thì việc thỏa thuận giữa các bên quy định trách nhiệm, nghĩa vụ để đảm bảo xây dựng công trình sẽ được ghi nhận trong hợp đồng xây dựng.

Tuy nhiên, không phải một hợp đồng đã được các bên thực hiện việc giao kết là có thể hoạt động và tuân theo cho đến khi kết thức hợp đồng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì trong thực tế luôn đặt ra những thử thách cho quá  trình thực hiện hợp đồng. Pháp luật đã lường trước được những vấn đề sẽ và sắp xảy ra nên đã có quy định về việc điều chỉnh, tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng trong trường hợp cần thiết mà vẫn phải tuân thủ theo các quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản pháp luật khác ban hành kèm theo. Vậy, pháp luật hiện hành đã quy định về việc điều chỉnh, tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về vấn đề này.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Luật Xây dựng năm 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng

Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Xây dựng năm 2014 đã có quy định về vấn đề điều chỉnh hợp đồng xây dựng. Do đó, theo như quy định này thì vấn đề được điều chỉnh hợp đồng xây dựng theo như quy định của pháp luật bao gồm việc điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và các nội dung khác mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng trong hợp đồng xây dựng trước đó.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều chỉnh hợp đồng xây dựng cần phải dựa theo nguyên tắc về thời gian. Do đó, theo như quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật này thì việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng thì các bên trong hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm cả thời gian được gia hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đồng thời, theo như quy định của Khoản 2 Điều 36 đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác; Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác và khi sảy ra các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Cũng theo như quy định tại Khoản 3 Điều 36 này việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký và các trường hợp quy định do các bên hợp đồng có thỏa thuận khác như đã được quy định tại Khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng năm 2014.

Tuy nhiên việc thực hiện điều chỉnh hợp đồng xây dựng thì giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt  thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh. 

Trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được chấp thuận chủ trương điều chỉnh giá hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao đối với các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước khi thực hiện điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu

2. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng

2.1. Tạm dừng hợp đồng xây dựng

Trên cơ sở quy định tại Điều 40 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về các trường hợp tạm dừng hợp đồng xây dựng được quy định thực hiện việc tạm dừng công việc trong hợp đồng xây dựng:

“- Các bên tham gia hợp đồng được tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong các trường hợp sau:

+ Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết.

+ Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng và kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán, cụ thể như: Không thanh toán đủ cho bên nhận thầu giá trị của giai đoạn thanh toán mà các bên đã thống nhất vượt quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; không có bảo đảm thanh toán cho các khối lượng sắp được thực hiện.

– Trước khi một bên tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng, thì phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản trước 28 ngày, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng thực hiện; bên giao thầu, bên nhận thầu phải có trách nhiệm cùng thương lượng giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng. Trường hợp, bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông báo hoặc lý do tạm dừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia.”

2.2. Chấm dứt hợp đồng xây dựng

Trên cơ sở quy định tại Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về các trường hợp chấm dứt hợp đồng xây dựng gồm:

“- Mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại các Khoản 7 và 8 Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.:

+ Trường hợp đã tạm dừng thực hiện hợp đồng mà bên vi phạm hợp đồng không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày bắt đầu tạm dừng theo thông báo, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và không có lý do chính đáng thì bên tạm dừng có quyền chấm dứt hợp đồng.

+ Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

– Khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi tám (28) ngày, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng. Nếu bên chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Các bên phải hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng trong khoảng thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác. Ngoài thời gian này nếu một bên không làm các thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia được toàn quyền quyết định việc thanh lý hợp đồng.”

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể các trường hợp mà bên giao thầu, bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng.

Có thể thấy, theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP, các trường hợp chấm dứt hợp đồng xây dựng được các bên quy định trong hợp đồng, đồng thời có những trường hợp cụ thể theo quy định của Nghị định này mà không bắt buộc phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng mà vẫn có thể tiến hành chấm dứt hợp đồng xây dựng. Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng xây dựng bị chấm dứt, bên nhận thầu phải di chuyển toàn bộ vật tư, nhân lực, máy móc, thiết bị và các tài sản khác thuộc sở hữu của mình ra khỏi công trường, nếu sau khoảng thời gian này bên nhận thầu chưa thực hiện việc di chuyển thì bên giao thầu có quyền xử lý đối với các tài sản này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, pháp luật đã có quy định rõ ràng về trường hợp được chấm dứt hợp đồng xây dựng đối với bên giao thầu và bên nhận thầu. Về cơ bản, các trường hợp được chấm dứt hợp đồng xây dựng chính là các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hợp đồng, một bên không có khả năng thực hiện hợp đồng hoặc không thể thực hiện hợp đồng xây dựng. Việc không thực hiện đúng theo hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận từ trước khiến cho một bên bị tổn thất nghiêm trọng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com