Điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ? Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ?

Trong thực tế thì khi các cá nhân, tổ chức khi xây dựng nhà cửa, công trình… thì cần một loại giấy tờ rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng đó là giấy phép xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng thẩm định, phê duyệt. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì việc quản lý giám sát các hoạt động của chủ đầu tư để họ có thể thực hiện việc xây dựng một cách nhanh chóng, thuận lợi đúng quy hoạch và đúng pháp luật thì pháp luật nước ta đã và đang sử dụng loại giấy này để thực hiện việc quản lý. Tuy nhiên, để được cấp loại giấy phép này thì cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật thì mới được cấp giấy phép xây dựng này.

Mặc dù pháp luật Xây dựng hiện hành đã có quy định nhưng một số cá nhân, tổ chức vẫn chưa nắm bắt được hết các quy định hiện hành về các điều kiện cần đáp ứng đối với việc cấp giấy phép xây dựng đối với nhà riêng lẽ bao gồm những gì? Khi cá nhân, tổ chức đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ ra sao? Để giải đáp triệt để các thắc mắc giúp bạn đọc có thể tránh được những sai phạm đáng tiếc trong quá trình xây dựng và xin cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về điều kiện và hồ sơ cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Luật Xây dựng năm 2014.

1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Trên cơ sở quy định tại Điều 93 Luật xây dựng năm 2014 thì điều kiện chung để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị như sau:

Thứ nhất, khi cá nhân, tổ chức yêu cầu xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thì trước hết cần phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, các công trình độc hại, phải đảm bảo an toàn cho các công trình và các công trình lân cận, các yêu cầu về việc bảo vệ môi trường, bảo đảm các khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, phải đảm bảo an toàn về hạ tầng kĩ thuật, hành lang bảo vệ đê điều, giao thông, năng lượng, các công trình thủy lợi và các công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Thứ hai, song song với việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện vừa nêu thì khi thực hiện việc thiết kế xây dựng các cá nhân, tổ chức cũng cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật trong việc lựa chọn, mua bán và sử dụng vật liệu xây dựng, đặc biệt trú trọng đến vấn đề phải đảm bảo an toàn trong việc sử dụng, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, không những thế mà cần phải phải đáp ứng các yêu cầu về công nghệ áp dụng, bảo vệ môi trường, mỹ quan, công năng sử dụng, thực hiện việc xây dựng nhưng vãn phải đảm bảo được việc phòng chống cháy nổ của công trình trong việc đua ngôi nhà vào sử dụng, ứng phó với biến đổi khí hậu, phải đảm bảo an toàn chịu lực và các điều kiện an toàn khác.

Thứ ba, vấn đề thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác. Bên cạnh đó thì khi các hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

Thứ tư, việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy hoạch sử dụng đất và phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Thứ năm, người yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải đúng theo pháp luật. Trong trường hợp khi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. Đối với trường hợp mà người xin cấp giấy phép cần lưu ý phải phù hợp với kiến trúc đô thị, với quy chế quản lý quy hoạch hoặc thiết kế đô thị đã được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc tuyến phố, khu vực trong các đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng.

Như vậy, từ các điều kiện nêu ở trên có thể thấy rằng khi cá nhân có nhu cầu  xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thì cần phải đáp ứng tất cả các điều kiện để được cơ quan có thẩm quyền Nhà nước  cấp giấy phép xây dựng. Điều kiện này được thể hiện trên thực tế và cả trên phần bản vẽ thiết kế về ngôi nhà thì đều được quy định về các vấn đề cần phải tuân thủ như việc phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, bảo vệ các cơ sở hạn tầng xung quanh,… và một số quy định khác. Bên cạnh đó thì khi các hộ gia định đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đó thì cần chuẩn bị hồ sơ nộp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét được cấp. Đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn thì không cần phải xin cấp giấy phép xây dựng nhưng cần phải thông báo cho Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ khẩu thường trú được biết.

2. Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc lập hồ sơ cáp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ sẽ bao các loại giấy tờ khác nhau khi các cá nhân, hộ gia định có nhu cầu xây dựng nhà ở riêng lẻ khác nhau. Do đó, theo như quy định tại Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản pháp lý có liên quan đến việc cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẽ đã quy định về ba trường hợp mà cá nhân, hộ gia đình có thể lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ là: xin giấy phép xây dựng mới, xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở, xin giấy phép di dời. Đối với mỗi trường hợp sẽ có hồ sơ được quy định với các loại giấy tờ khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất, trường hợp xin giấy phép xây dựng mới

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Thứ hai, trường hợp xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở

– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo theo mẫu

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng Mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

Thứ ba, trường hợp xin giấy phép di dời

– Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình.

– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.

– Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.

– Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

– Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm:

+ Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;

+ Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

Như vậy, theo như quy định của Luật Xây dựng năm 2014 có thể thấy rằng đối với việc xin cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thì hồ sơ trong mỗi trường hợp này đều có thời gian trong vòng 12 tháng. Chính vì thế mà khi cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình sau khi nhận được hồ sơ và có văn bản trả lời trong thời gian này. Nếu như cá nhân, hộ gia đình không nhận được sự trả lời của cơ quan có thẩm quyền thì có nghĩa là việc xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ đã được chấp thuận và cơ quan có thẩm quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com