Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả? Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả?
Hiện nay đối với tác phẩm khoa học, văn học nghệ thuật do cá nhân sáng tác ra để bảo vệ quyền lợi và tác phẩm của người sáng tác ra tác phẩm đó thì pháp luật cũng đặt ra một số quy định cụ thể để bảo vệ quyền này theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể, theo đó để được bảo hộ quyền tác giả các đối tượng theo quy định phải thực hiện theo trình tự nhất định.
Ngoài ra theo quy định của luật đề ra thì pháp luật có quy định về Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả và đối tượng được bảo hộ quyền tác giả gồm những đối tượng nào và thực hiện các điều kiện ra sao? Tại bài viết dưới đây của công ty Luật LVN Group chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung ” Điều kiện và các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả” này.
Cơ sở pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019
LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
1. Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả
Căn cứ theo quy định tại điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định cụ thể:
1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ theo quy ịnh của pháp luật thì quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Bên cạnh đó nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ vì tránh các trường hợp liên quan tới tranh chấp. Theo quy định thì quyền tác giả chỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo vệ nội dung tác phẩm
Quyền tác giả được phát sinh thời gian được tính kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định đó là tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, có thể hiểu về tính nguyên gốc là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ, phải có đầy đủ điều kiện là do chính sức lao động trí óc của tác giả tạo ra. Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có kế thừa. Luật pháp các nước có điểm chung là bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm là bảo hộ hình thức thể hiện chứ không bảo hộ nội dung của ý tưởng của tác phẩm.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả không bảo hộ hình thức thể hiện dưới dạng nào đó mà không phản ánh hay không chứa đựng nội dung nhất định bởi vì quyền tác giả được công nhận với nội dung cụ thể. Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp thực hiện bằng lao động trí tuệ của mình mà không phải sao chép từ tác phẩm của người khác. Bên cạnh đó thì quyền tác giả cũng được bảo hộ theo nguyên tắc chung của luật dân sự 2015 quy định. Những nội dung thể hiện trong tác phẩm đi ngược lại lợi ích dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội… sẽ không được bảo hộ bởi đó là những hành vi vi phạm và đi trái lại với pháp luật Việt nam. Bản thân sản phẩm của lao động trí tuệ mang tính tích lũy khá cao, nó không bị hao mòn, không cạn kiệt như khi sử dụng tài sản hữu hình. Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, sử dụng nếu có nội dung phong phú và hình thức thể hiện sáng tạo được kết hợp bởi giá trị nghệ thuật, khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả. Đây là đặc trưng dễ nhận biết nhất của quyền tác giả.
2. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Căn cứ theo quy định tại điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định cụ thể:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy có thể thấy, tại khoản 1 điều 14 có nêu 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên cũng có không ít những trường hợp không được bảo hộ quyền tác giả điều đó cho thấy không phải bất kỳ hình thức thể hiện của một ý tưởng nào cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Theo đó nên để được bảo hộ, một tác phẩm phải được chấp nhận về mặt nội dung, được thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên gốc của tác phầm đó theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể.
Theo quy định của pháp luật đề ra để xác định được những tác tác phẩm nào là đối tượng được bảo vệ, tác phẩm nào là đối tượng không được bảo vệ về cơ bản Việt Nam có sự tương đồng với pháp luât các nước khác như các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả căn cứ theo quy định tại điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 cụ thể là:
” Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.”
Như vậy có thể thấy 3 nội dung về về đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả này có thể thấy là những đối tượng như ” Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin” đây là các thông tin đã có sẵn và đưa lên trên thời sự thì không có yếu tố và điều kiện để được đáp ứng bảo hộ quyền tác giả. Ngoài ra có thể thấy quyền tác giả của Việt Nam theo quy định có thể hiện rõ về các tiêu chuẩn tối thiểu về mặt nội dung của tác phẩm như tác phẩm có nội dung chống phá chế độ hay có thể là các hành vi vi phạm giá trị đạo đức hay thuần phong mỹ tục của dân tộc không được bảo hộ.
Ngoài ra pháp luật cũng có quy định cụ thể đối với các tác phẩm đã được công bố, tác phẩm phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác với mục đích riêng của mình và với việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật thì có thể sử dụng. Theo đó pháp luật về quyền tác giả không quy định bắt buộc đối với các tác giả nghĩa vụ đăng kí và nộp đon yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, bởi quyền này là một loại quyền tuyên nhận theo quy định của pháp luật
Ví dụ cụ thể như việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động hay phục vụ cho chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, cá nhân đọc truyện, nghe nhạc, xem phim để thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc, hiểu biết khoa học, cuộc sống v.v. thì không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của tác giả và của chủ sở hữu quyền tác giả.
Trên đây là thông tin do công ty Luật LVN Group chúng tôi cung cấp nội dung “Điều kiện và các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả” dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.