Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh mới nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh mới nhất

Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh mới nhất

Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tiếng anh là gì? Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh?

Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được hiểu là việc cơ quan và người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án mắc bệnh tâm thần và các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo quyết định của Tòa án và  Viện kiểm sát. Vậy việc Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như thế nào và trong các trường hợp Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được quy định như thế nào. Dưới đây chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc trên:

Căn cứ pháp lý:

–  Luật thi hành án hình sự 2019

– Nghị định Số: 64/2011/NĐ-CP quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh

LVN Group hình sự tư vấn giải quyết các vụ án hình sự: 1900.0191

1. Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? 

1.1. Khái niệm Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh

Tại Điều 49 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Bắt buộc chữa bệnh:

“1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù”.

Như vậy, đây cũng là một quy định thể hiện tính chất nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội. Cho dù người phạm tội có thực hiện hành vi nguy hiểm như thế nào đối với xã hội, gây ra hậu quả ra sao, xâm phạm bao nhiêu quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì khi có cơ sở xác định họ mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì yêu cầu trước tiên được đặt ra là áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ.

1.2.  Đối tượng áp dụng

Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng với những người sau đây trong quá trình tố tụng của vụ án hình sự:

– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc các bệnh về tâm thần và các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi

– Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng khi bị kết án mắc bệnh tâm thần và bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hành vi

– Người đang chấp hành hình phạt tù thì mắc các bệnh về tâm thần và bệnh khác tương tự.

1.3. Căn cứ áp dụng

Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với những người bị mắc các bệnh về tâm thần và  bệnh về thần kinh làm cho khả năng nhận thức hành vi đúng-sai cũng như khả năng điều chỉnh hành vi của mình không còn. Để xác định một người là đã mất khả năng nhận thức thì căn cứ vào kết quả giám định pháp y hoặc giám định tâm thần của các cơ sở y tế được trưng cầu giám định.

1.4. Thẩm quyền áp dụng

Theo quy định của Luật hình sự năm 2015, điều 49 thì Viện kiểm sát và Tòa án là 2 cơ quan có quyền quyết định áp dụng. Cụ thể tại điều 116, Luật thi hành án hình sự năm 2019 thì là Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan điều tra và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.

Các cơ quan nêu trên có thể tự mình hoặc căn cứ vào đề nghị của các cơ quan sau đây để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:

– Đối với giai đoạn trước khi có bản án: Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát.

– Đối với giai đoạn sau khi có bản án: Trại giam đề nghị Tòa án áp dụng.

4. Thủ tục thi hành

Pháp luật đã hệ thống khá đầy đủ về việc thi hành biện pháp chữa bệnh. Cụ thể được quy định tại Luật hình sự và Luật thi hành án hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành là Nghị định 64/2011/NĐ-CP của Chính Phủ quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Căn cứ vào các văn bản trên, việc đưa ra thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh khá dài nhưng có thể được thấy qua các thủ tục sau đây:

– Thủ tục đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Theo quy định tại điều 14, nghị định 64/2011/NĐ-CP thì bao gồm: Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1; Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng; phân viện Giám định pháp y tâm thần phía Nam và bệnh viện tâm thần TW 2.

– Tổ chức điều trị cho người bệnh, chế độ quản lý, điều trị

– Giải quyết các trường hợp người bị bệnh bỏ trốn, chết.

– Thủ tục đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tiếng anh là gì?

Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tiếng anh là “Enforcement of compulsory medical treatment”

3. Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh

3.1. Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh

Tại Điều 137. Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh

1. Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần được chỉ định theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc quyết định của Tòa án, đồng thời sao gửi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

2. Cơ sở chữa bệnh tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào cơ sở chữa bệnh tâm thần phải thông báo cho gia đình hoặc thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh về nơi người đó đang chữa bệnh.

Như vậy việc Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án đã được quy định rõ ràng như trên và Cơ sở chữa bệnh tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận

3.2. Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh

Tại Điều 139. Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thủ trưởng cơ sở chữa bệnh tâm thần thông báo cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó.

Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa về việc người đó đã khỏi bệnh, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đề nghị Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.

2. Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm gửi quyết định cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh để thông báo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần và thân nhân của người đó.

3. Sau khi nhận được quyết định đình chỉ, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh. Việc giao nhận phải lập biên bản, trong đó ghi rõ thời gian chữa bệnh tại cơ sở chữa bệnh tâm thần.

Như vậy, thì khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thủ trưởng cơ sở chữa bệnh tâm thần thông báo cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó và Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa về việc người đó đã khỏi bệnh, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đề nghị Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com