Định giá tài sản sở hữu trí tuệ

Giá trị của từng loại tài sản SHTT là khác nhau, và việc sử dụng tài sản SHTT thường phải tiến hành định giá.

Hiện nay, Quyền sở hữu trí tuệ được thừa nhận là một loại tài sản của doanh nghiêp. Giá trị của loại tài sản này ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, giá trị của từng loại tài sản SHTT là khác nhau, và việc sử dụng tài sản SHTT thường phải tiến hành định giá.

1. Các yếu tố định giá

Khi định giá tài sản SHTT, thông thường doanh nghiệp cần dựa vào yếu tố sau đây của tài sản:

– Phạm vi và điểm mạnh của yêu cầu bảo hộ của đối tượng SHTT

– Độ khó để xâm phạm quyền SHTT của đối tượng SHTT

2. Phương pháp định giá

Tài sản Sở hữu trí tuệ được định giá theo một số phương pháp sau:

– Phương pháp định giá theo cách tiếp cận từ chi phí: Tài sản sở hữu trí tuệ được định giá dựa vào chi phí tái sản xuất và chi phí thay thế

– Phương pháp xác định giá theo cách tiếp cận từ thị trường: dựa vào việc bên thứ ba sẵn dàng bỏ tiền ra để mua hoặc thuê tài sản SHTT. Giá thị trường của tài sản so sánh có thể là các mức giá sau: tiền chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ được lưu giữ tại cơ quan quản lý nhà nước hoặc được công bố trên thị trường; giá chào bán, chào mua trên thị trường; giá niêm yết trên sàn giao dịch; giá chào thầu, đấu giá; giá góp vốn liên doanh, liên kết, thế chấp; giá mua thực tế trên thị trường; giá tài sản do sánh trong các hình thức giao dịch khác.

dinh-gia-tai-san-so-huu-tri-tue.dinh-gia-tai-san-so-huu-tri-tue.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

– Phương pháp định giá theo cách tiếp cận từ thu nhập: dựa vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể quyền SHTT có thể nhận được trong thời gian có hiệu lực của quyền SHTT.

Xác định theo phương pháp tiếp cận từ thu nhập cụ thể có các phương pháp sau:

+ Phương pháp tiền sử dụng: tiến sử dụng tài sản trí tuệ được xác định bằng số tiền sử dụng thực tế được ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với tài sản trí tuệ cần định giá

+ Phương pháp lợi nhuận vượt trội: được xác định trên cơ sở chênh lệch lợi nhuận giữa việc sử dụng và không sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ cần định giá

+ Phương pháp thu nhập tăng thêm: xác định trên cơ sở giá trị chênh lệch giữa tổng lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp và tổng lợi nhuận thu được do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản chính khác không phải là tài sản cần định giá. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com