Đối tượng và các chính sách khuyến khích đầu tư vào đất đai

Khuyến khích đầu tư vào đất đai là gì? Đối tượng và các chính sách khuyến khích đầu tư vào đất đai?

Đất đai là một nguồn thu về ngồn lợi rất lớn từ việc cho thuê đất, đối với các dự án đầu tư. Bên cạnh đó thì những dự án đầu tư này còn đem lại nguồn lợi về kinh tế rất lớn, nó góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy mà để thu hút vốn đầu tư vào đất đai mà nhà nước ta đã ban hành các quy định của pháp luật về các chính sách, các quy định về khuyến khích đầu tư vào đất đai. Vậy đối tượng khuyến khích đầu tư vào đất đai và các chính sách khuyến khích đầu tư vào đất đai là gì? và đối tượng khuyến khích đầu tư vào đất đai và các chính sách khuyến khích đầu tư vào đất đai theo như quy định của pháp luật hiện hành thì có nội dung gì? Trong bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về nội dung này, như sau:

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Luật Đất đai năm 2013

1. Khuyến khích đầu tư vào đất đai là gì?

Dưới góc độ pháp lý, khuyến khích đầu tư vào đất đai được coi là một trong những biện pháp của nhà nước ta nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư có hiệu quả nhất. Việc khuyến khích đầu tư được pháp luật quy định bởi Luật khuyến khích đầu tư trong nước và đây được xem là văn bản pháp luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về khuyến khích đầu tư trong nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

Bởi vì lẽ đó, nên pháp luật nước đã đưa ra quy định về pháp Luật khuyến khích đầu tư và luật này được xuất hiện lần đầu tiên của nước ta vào năm 1994 chính sự ra đời này khuyến khích và thúc đẩy kịp thời các hoạt động đầu tư trong nước, phát huy nội lực trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác luật này ra đời trên tỉnh thần huy động mọi nguồn lực cung cấp nguồn vốn đầu tư vào quá trình phát triển kinh tế đặc biệt, phát huy với tốc độ cao đối với các nguồn lực trong nước từ đó giúp cho việc hiện đại hóa đất nước được thực hiện một cách nhanh chóng, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, khuyến khích mạnh mẽ tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế đất nước.

Theo đó, dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành thì các biện pháp khuyến khích đầu tư được hiểu là tất cả những quy định, chính sách mà do nhà nước ban hành đều trên phương diện, mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tao ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như những nhà đầu tư, nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam mà việc đầu tư ở đây được xác định là việc đầu tư vào đất đai, đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hơp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, của nền kinh tế- xã hội và của các nhà đầu tư đã tạo ra những lợi ích vô cùng to lớn và giúp ích được cho nền kinh tế.

2. Đối tượng và các chính sách khuyến khích đầu tư vào đất đai

2.1. Đối tượng được khuyến khích đầu tư vào đất đai

Trên có sở quy định về khuyến khích đầu tư nói chung và các chính sách khuyến khích đầu tư đất đai nói riêng theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đều nhằm mục đích hướng tới việc phát triển nên kinh tế – xã hội đất nước. Hướng tới một đất nước hiện đại hóa với tốc độ nhanh nhất. Mà trên thực tế thì nước ta đang hướng đên các chính sách khuyến khích đầu tư vào đất đai vậy những đối tượng được xác định trong lĩnh vực này bao gồm những ai? Để làm rõ hơn về câu hỏi này thì trong mục này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc các quy định về đối tượng khuyến khích đầu tư vào đất đai được quy định tại Điều 9, Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:

1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;

2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.”

Ngoài ra thì theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Luật Đất đai thì người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Mặt khác, dựa trên các quy định trên thì việc các đối tượng này thực hiện việc đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tự khoa học công nghệ nhằm bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng; phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất thì trước tiên hộ gia đình, cá nhân phải là người sử dụng đất, có quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Luật Đất đai năm 2015.

Nếu trong trường hợp mà hộ gia đình, cá nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp cho quyền sử dụng đất hoặc chưa phải là người sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân cần phải gửi đơn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, hoặc công nhận quyền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác bằng cách thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất xác lập quyền sử dụng đất rồi sau đó mới để thực hiện dự án đầu tư. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đề nghị.

Như vậy, có thể thấy rằng, đối tượng được khuyến khích đầu tư vào đất đai theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai phải là người sử dụng đất, có quyền sử dụng đất được nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác thì mới thuộc các đối tượng của chính sách khuyến khích đầu tư vào đất đai. Nhà nước có quy định như vậy để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, bên cạnh đó, thì việc xác định quyền sử dụng đất đối với đối tượng thuộc chính sách khuyến khích đầu tư cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện việc quản lý một cách rõ ràng và minh bạch nhất.

2.2. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào đất đai

các chính sách khuyến khích đầu tư vào đất đai được pháp luật quy định rất nhiều, bởi lẽ, hiện nay nhà nước đang chú trọng vào vấn đề thu hút vốn đầu tư vào đất đai nên đã đưa ra các chính sách khuyến khích giúp các đối tượng đầu tư và nhà nước cả 2 bên đều có lợi. Chính vì vậy, mà Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Do đó, theo quy định, doanh nghiệp được nhận ưu đãi và hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư.

Thứ nhất, theo như quy định này thì Nhà nước ta đã có quy định về việc miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp sẽ được Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ thông qua miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở; cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai, theo quy định, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) được Nhà nước giao đất hoặc được chuyển mục đích đất để làm nhà ở cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật Đất đai được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi.

– Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 7 năm tiếp theo.

– Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 5 năm tiếp theo.

– Doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước trong 05 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 10 năm tiếp theo.

Như vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào đất đai thì nhà nước đã đưa các chế độ khuyến khích như miễn giảm tiền thuê đất đới với doanh nghiệp trong các trường hợp cụ thể. Theo như quy định ở trên thì việc miễn giảm tiền thuê đất nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà ở quy định này  thì đối với những dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, nông nghiệp khuyến khích đầu tư, thì có thời hạn thuê lần lượt là 15 năm, 11 năm thì được giảm 50% tiền thuê đất, còn đối với doanh nghiệp mới được miễn tiền thuê đất trong vòng 5 năm đầu. Từ đó, có thể thấy Nhà nước ta đã tạo điều kiện hết mức có thể để thu hút và khuyến khích đầu tư vào đất đai.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com