Đương nhiên xóa án tích theo Bộ luật tố tụng hình sự - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Đương nhiên xóa án tích theo Bộ luật tố tụng hình sự

Đương nhiên xóa án tích theo Bộ luật tố tụng hình sự

Đương nhiên được xóa án tích là gì? Đương nhiên được xóa án tích tiếng Anh là gì? Đương nhiên xóa án tích theo Bộ luật tố tụng hình sự?

Đương nhiên xóa án tích không phải là một chính sách mới trong pháp luật hình sự nước ta, từ Bộ luật Hình sự năm 1985 đã có quy định về đương nhiên xóa án tích cho đến Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017  thì đương nhiên xóa án tích vẫn được giữ nguyên về tinh thần và ý nghĩa của nó. Vậy pháp luật tố tụng hình sự quy định như thế nào về đương nhiên xóa án tích ?

1. Đương nhiên được xóa án tích là gì?

1.1. Án tích là gì?

Án tích được hiểu là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi hay lưu lại trong lí lịch tư pháp trong thời gian luật định. Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm pháp luật hình sự có bản án về tội phạm mà mình thực hiện.

Ngoài ra, người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích. Đồng thời, tùy thuộc vào bản án của tòa án mà người phạm tội có thể được đương nhiên xóa án tích hoặc được tòa án ra quyết định xóa án tích? Điều kiện để được đương nhiên xóa án tích là gì? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về đương nhiên xóa án tích theo Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

1.2. Xóa án tích là gì?

Căn cứ vào Điều 69, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Xóa án tích:

“1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”

Qua điều luật ta có thể thấy, xóa án tích là việc một người đã bị kết án về một tội phạm. Đã chấp hành xong các hình phạt và các điều kiện về xóa án tích thì được xóa án tích theo quy định của luật. Và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

1.3. Đương nhiên xóa án tích là gì?

Căn cứ vào Điều 70, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đương nhiên được xóa án tích được hiểu như sau:

– Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 2, Điều 70, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

– 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

– 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

– 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Ngoài ra, trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định  thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2, Điều 70, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Hơn thế nữa, Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện theo quy định.

2. Đương nhiên được xóa án tích tiếng Anh là gì?

Đương nhiên được xóa án tích tiếng Anh là “Automatic conviction expungement”

3. Đương nhiên xóa án tích theo Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thủ tục xóa án tích được quy định rất cụ thể tại Điều 369, quy định về thủ tục xóa án tích

“1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.

2. Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.

Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.”

Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp đương nhiên xóa án tích thì người được đương nhiên xóa án tích nếu xét thấy bản thân có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự 2015 thì họ có quyền cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp cho họ là không có án tích.

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:

Đối với cá nhân:

– Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

– Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

– Một lưu ý là cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Đối với Cơ quan, tổ chức:

Cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.

Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định.

Ngoài ra, quy định về “đương nhiên xóa án tích” được sửa đổi theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 sẽ bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, người bị kết án không phải tự chứng minh xóa án tích. Và đặc biệt không phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền xóa án tích cho mình mà cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm quản lý thông tin của người bị kết án và cung cấp thông tin về án tích của họ khi có yêu cầu. Đồng thời theo quy định của pháp luật thì việc xóa án tích cũng phải được xem xét cũng như thực hiện theo một trình tự nhất định để đảm bảo quyền và lợi ích cho những cá nhân, người bị kết án.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com