Giá chào bán chứng khoán là gì? Quy định về chào bán chứng khoán ra công chứng?

Giá chào bán chứng khoán là gì? Quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng?

Thị trường chứng khoán từ lâu đã được phổ biển tại nước ta tuy nhiên đối với nhiều người thì đây vẫn được coi là “trò chơi mạo hiểm”. Bởi ít ai có thể hiểu hết những quy luật của trò chơi này cũng như khả năng dự đoán chính xác giá trị của một loại chứng khoán hiện tại để có thể biết được thời điểm cần mua hoặc cần bán chứng khoán. Chính vì vậy, tại nước ta đối với lĩnh vực này tỷ lệ người chơi thường khá ít so với nước ngoài.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Căn cứ pháp lý: Luật chứng khoán 2019;

1. Giá chào bán chứng khoán là gì?

Giá chào bán chứng khoán là giá niêm yết được niêm yết tại thị trường chứng khoán, giá này được sử dụng để thực hiện giao dịch buôn bán trên thị trường chứng khoán. Giá này sẽ được thực hiện dựa trên kết quả khớp lệnh, được sự đồng ý của các thành viên tại sở giao dịch chứng khoán, khi đó sẽ được sử dụng để thực hiện các giao dịch mua bán với người chơi.

Securities offering price is the listed price listed on the stock market, this price is used to conduct trading transactions on the stock market. This price will be made based on order matching results, agreed by members at the stock exchange

2. Quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng:

Thứ nhất, mệnh giá chứng khoán

  • Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.
  • Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
  • Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.

Thứ hai, điều kiện để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần

  • Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
  • Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
  • Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
  • Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
  • Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóaán tích;
  • Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
  • Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khikết thúc đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Thứ ba, hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chứng

– Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:

+ Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng;

+ Bản cáo bạch;

+ Điều lệ của tổ chức phát hành;

+ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;

+ Văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;

+ Văn bản cam kết của các cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành về việc cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

+ Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán;

+ Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán;

+ Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

– Hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:

+ Giấy đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng;

+ Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều này và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;

+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật này;

+ Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán gần nhất được kiểm toán trong 02 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán đã có thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán gần nhất.

– Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

+ Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;

+ Tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;

+ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng và văn bản cam kết niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;

+ Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

+ Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 15 của Luật Chứng khoán;

+ Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán;

+ Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

+ Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

– Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng bao gồm:

+ Giấy đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng;

+ Tài liệu quy định tại các điểm b, c, g và h khoản 1, điểm d khoản 2 Điều này và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật Chứng khoán;

+ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán;

+ Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

+ Các tài liệu khác liên quan đến việc chuyển đổi thành cổ phiếu;

+ Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

– Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm:

+ Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng;

+ Bản cáo bạch;

+ Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

+ Hợp đồng nguyên tắc về việc giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối; hợp đồng nguyên tắc ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có);

+ Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

Đối với hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu hoặc trái phiếu ra công chứng bắt buộc phải có các loại giấy tờ kèm theo cụ thể phải có quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chứng của các tổ chức tính dụng thì bắt buộc phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt nam về vấn đề thay đổi vốn điều lệ, vì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, tài sản đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng đối với chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính. Đối với việc chào bán chứng khoán ra công chứng của tổ chức kinh doanh bảo hiểm làm thay đổi vốn điều lệ, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về thay đổi vốn điều lệ.

Sau khi được các tổ chức hay cá nhân liên quan xác nhận về một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chứng thì tổ chức phát hành phải gửi văn bản xác nhận đến Ủy ban chứng khoán nhà nước để được xem xét và giải quyết. Đồng thời phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định tại k

Lưu ý: Đối với các thông tin trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chứng phải được chính xác, trung thực và không gây ra hiểu nhầm, đáp ứng đầy đủ những nội dung cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư.

Tổ chức phát hành khi nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì đồng thời phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật chứng khoán về việc phải được niêm yết, đăng ký giao dịch, việc phân bảng niêm yết, điều kiện niêm yết chứng khoán cùng với hồ ớ, thủ tục niêm yết… trừ trường hợp chào bán chứng chỉ quỹ mở.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com