Gia hạn tín dụng là gì? Những trường hợp nào được gia hạn nợ tín dụng?

Gia hạn tín dụng là gì? Những trường hợp nào được gia hạn nợ tín dụng? Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và quy định về trả nợ gốc, lãi tiền vay? Ưu điểm và nhược điểm của vay tín chấp?

Nhu cầu vay vốn của người dân nước ta từ lâu đã được sử dụng rộng rãi và đặc biệt trong thời gian tình hình dịch diễn biến phức tạp như bây giờ. Việc vay tín dụng đã mang lại nhiều vấn đề tích cực cho xã hội cũng như bản thân nhiều người, nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện vay tín dụng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng sau khi thực hiện vay tín dụng đã không đủ khả năng chi trả đúng hạn và phải tiến hành làm thủ tục xin gia hạn tín dụng.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Căn cứ pháp lý: Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước.

1. Gia hạn tín dụng là gì?

Gia hạn tín dụng – một thuật ngữ được nghe đến khá nhiều trong lĩnh vực ngân hàng. Gia hạn tín dụng được hiểu là việc kéo dài thời gian vay vốn tại ngân hàng theo như những thỏa thuận ban đầu. Gia hạn tín dụng là một hình thức gia hạn thời gian trả nợ. Khoảng thời gian tổ chức tín dụng cho vay sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng và tùy thuộc vào từng mục đích mà thời hạn này có thể kéo dài thêm bao lâu.

Gia hạn tín dụng được dịch sang tiếng anh như sau: Credit extension

Khái niệm về gia hạn tín dụng được dịch sang tiếng anh như sau:

Credit extension – a term that is heard quite a lot in the banking industry. Credit extension is understood as extending the loan period at the bank according to the initial agreement. Credit extension is a form of extending the repayment period. The length of time the credit institution lends will depend on the agreement between the bank and the customer and depending on the purpose, how long this term can be extended.

2. Những trường hợp nào được gia hạn nợ tín dụng:     

Thứ nhất, đối với đối tượng được xem xét gia hạn nợ

Những khách hàng thuộc các trường hợp quy định sau đây có thể được đôi tượng được gia hạn nợ tín dụng, cụ thể:

  • Những khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do hậu quả của thiên tai, mất mùa dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không có tài sản hay tiền để có thể trả nợ đúng hạn bao gồm cả nợ gốc và tiền lãi suất theo Hợp đồng nhận nợ đã ký.
  • Việc thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, điều này dẫn đến sản phẩm , dịch vụ không thể tiêu thụ được, không có khách hàng sử dụng hoặc sử dụng nhưng ít dẫn đến không có nguồn thu để trả nợ theo hạn của Hợp đồng nhận nợ đã ký trước đó. Ví dụ: Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Nhà nước ta quy định những doanh nghiệp không thuộc đối tượng sản xuất hay cung ứng dịch vụ thiết yếu thì phải tạm ngừng kinh doanh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng như quần áo, buôn bán máy móc thiết bị, phương tiện đi lại…không có nguồn thu, hàng hóa bị đóng kho và kéo theo tình trạng trễ hạn hợp đồng vay vốn của ngân hàng.
  • Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi được gia hạn nợ. Tức là những doanh nghiệp không thể có trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nhưng đưa ra những chiến lược, phương án kinh doanh hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định nào đó như một năm, hai năm….thì lúc này ngân hàng có thể xem xét để cho phép doanh nghiệp có thể gia hạn nợ thêm.
  • Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, dẫn đế khách hàng không trả được nợ bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi đúng với hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
  • Một số trường hợp khác theo quy định của từng ngân hàng.

Thứ hai, điều kiện để được xem xét gia hạn nợ

  • Trước khi được xem xét là đối tượng có được gia hạn nợ hay không thì cần phải đảm bảo những khách hàng này thuộc đối tượng được xem xét gia hạn nợ được nêu ở mục trên;
  • Gặp khó khăn trong giai đoạn sản xuất kinh doanh dẫn đến không trả được nợ tại thời gian được quy định trong Hợp đồng nhận nỡ đã ký;
  • Có phương án sản xuất, chiến lược kinh doanh để thu lại lợi nhuận trong một thời gian ngắn.
  • Có căn cứ cho rằng khách hàng không thể trả nợ theo đúng thời hạn ghi trong hợp đồng và chỉ có thể áp dụng biện pháp điều chỉnh lại thời hạn trả nợ bao gồm cả nợ gốc và lãi.

Thứ ba, thời gian gia hạn nợ

Tùy theo từng trường hợp mà ngân hàng có thể áp dụng biện pháp trả nợ nhiều lần hay một lần và thời gian của từng hình thức là bao nhiêu để đảm bảo cho khả năng trả nợ của khách hàng vừa không chậm trễ chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

3. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và quy định về trả nợ gốc, lãi tiền vay:

Thứ nhất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:

– Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.

– Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

– Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.

Thứ hai, trả nợ gốc và lãi tiền vay

–           Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:

+ Trả nợ gốc, lãi tiền vay theo kỳ hạn riêng;

+ Trả nợ gốc và lãi tiền vay trong cùng một kỳ hạn.

– Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ trước hạn.

– Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, tổ chức tín dụng xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Điều 19 hoặc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc tính tiền lãi phải trả phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

– Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.

Tuy nhiên, mặc dù ngân hàng đã kéo dài thời gian trả nợ của khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ nhưng nhiều trường hợp ngân hành bị mất vốn trong cho vay cảy ngân hàng. Bới một số khách hàng chỉ thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng và không có bên đảm bảo; Khách hàng chây ì thực hiện nghĩa vụ thanh toán đưa ra rủi ro trong thanh toán ngân hàng thương mịa mất nhiều thời gian, nhân lực, chi phí…; Ngân hàng phát sinh các khoản nợ xấu, nợ khó thực hiện xử lý; Các chính sách tín dụng của ngân hàng nếu không được minh bạc và quy định pháp lý ràng buộc chặt chẽ sẽ làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đế việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người vay vốn có những hành vi vi phạm pháp luật và hợp đồng vay vốn; Trình độ của chuyên viên, cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp cũng gây ra những rủi ro đáng báo động; Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay….

Như vậy, việc vay vốn và gia hạn thời hạn trả nợ của khách hàng cần dựa vào từng loại khách hàng có thể trả nợ được hay không, có căn cứ trả nợ trong thời gian bao lâu, có thể trả cả nợ gốc và lãi suất trong cùng một lúc hay không…Tất cả điều này rất quan trong đối với hoạt động gia hạn trả nợ của ngân hàng và đảm bảo không bị thiệt hại nhiều do một số đối tượng khách hàng có hành vi chây ì hay lợi dụng vi phạm pháp luật.

4. Ưu điểm và nhược điểm của vay tín chấp:

Thứ nhất, ưu điểm

–           Vay tín dụng giúp cho nhiều cá nhân, tổ chức có thể giải quyết được những vấn đề về kinh tế, chi phí trong sinh hoạt hằng ngày, hay có nguồn vốn tạm thời để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh;

–           Việc vay vốn với hình thức vay tín chấp được thực hiện một cách đơn giản, hồ sơ vay dễ thực hiện, người vay không cần phải có tài sản để thế chấp tại ngân hàng;

–           Người vay có thể vay được một khoản tiền theo mong muốn trong một khoảng thời gian ngắn hạn;

–           Thời gian được nhận tiền vay nhanh hơn khi chỉ cần cung cấp đầy đủ những thông tin cá nhân cần thiết, kèm theo phương án trả nợ và không cần phải công chứng các loại giấy tờ phức tạp;

–           Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển thì người vay không cần phải đến trực tiếp ngân hàng để vay mà chỉ cần thực hiện qua phần mềm trực tuyến được một số ngân hàng triển khai giúp người có như cầu vay vốn dù chỉ ngồi tại nhà vẫn có thể thực hiện vay vốn được.

Thứ hai, nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mà chúng ta thấy thì hình thức vay tiền này cũng mang lại nhiều rủi ro cho người vay. Nhưng việc vay không có tài sản thế chấp cũng đã dẫn đến nhiều khách hàng có ý muốn lợi dụng và không tiến hành hoặc trì hoãn giải ngân tại ngân hàng. Từ đó, điểm tín dụng của khách hàng sẽ bị giảm nếu như bạn không trả nợ đúng hạn và tất nhiên tài sản của bạn sẽ không bị phát mãi. Ngoài ra, việc vay vốn với hình thức này cũng khiến cho rủi ro tín dụng ở mức cao nên lãi suất cũng cao hơn nhiều. Trong nhiều trường hợp, nếu như khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, kéo dài thời gian làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, phía ngân hàng có quyền khởi kiện và đây cũng là điều bất đắc dĩ không ai mong muốn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com