Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức tòa án

Phương thức giải quyết bằng tòa án phải tuân theo các quy định tố tụng của Bộ luật TTDS.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức tòa ánGiải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức tòa ánPhương thức giải quyết bằng tòa án phải tuân theo các quy định tố tụng của Bộ luật TTDS. Trong phạm vi bài viết này sẽ đưa ra những quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và những điểm riêng trong quy định pháp luật hiện hành về việc giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh so với các vụ việc cũng được giải quyết bằng tòa án khác.

– Quyền khởi kiện, thủ tục khởi kiện:

+ Quyền khởi kiện:

Điểm b Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo về quyền lợi NTD quy định về một trong những hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD: “Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;”

Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo về quyền lợi NTD quy định về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD: “Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vụ án mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật này.”

Theo đó, những chủ thể có quyền khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là: NTD có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD được NTD ủy quyền hoặc khởi kiện vì lợi ích công cộng. Khởi kiện là một trong những quyền của NTD được quy định tại Khoản 7 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”. Việc quy định cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD cũng có quyền khởi kiện nếu được NTD ủy quyền hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng là điều hoàn toàn hợp lý. Bởi trên thực tế, đa số NTD còn chưa nắm được các quyền mà pháp luật trao cho mình, cùng với sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế thì việc theo kiện là rất khó khăn, trong nhiều trường hợp, giá trị tranh chấp của NTD thường không lớn nên thường có tâm lý ngại khởi kiện, tuy nhiên, thiệt hại cho xã hội trong các vụ vi phạm này thường là rất lớn. Chính vì vậy, việc giao quyền cho tổ chức xã hội khởi kiện theo yêu cầu của NTD hoặc vì lợi ích cộng đồng là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

+ Thủ tục khởi kiện:

=> Nộp đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện được làm với đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 164 Bộ luật TTDS. Kèm theo đơn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

=> Nộp tạm ứng án phí và chi phí tố tụng khác: Điều 43 Luật BVQLNTD quy định án phí, lệ phí Tòa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án”. Tuy nhiên, trong trường hợp NTD thua kiện thì nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí  vẫn phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Đối với tổ chức BVQLNTD nếu khỏi kiện với tư cách bảo về lợi ích công cộng thì không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, án phí (Điều 10 Pháp lệnh lệ phí, án phí tòa án).

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức tòa ánGiải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức tòa án

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

– Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án:

Điều 42 Luật BVQLNTD quy định:

“Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại.

3. Tòa án quyết định bên có lỗi trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”

– Giải quyết theo thủ tục đơn giản:

Khoản 2 Điều 41 Luật BVQLNTD:

“2. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;

b) Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

c) Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.”

Theo đó, các tranh chấp đảm bảo 3 điều kiện nêu trên sẽ được giải quyết theo thủ tục đơn giản, còn các tranh chấp khác được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com